Mãn nhãn với hình ảnh tên lửa S-300 lượn vòng cực đẹp, diệt gọn mục tiêu
Quả đạn tên lửa S-300 sau khi rời bệ phóng, thực hiện những pha cơ động lượn vòng bám sát rồi buộc mục tiêu trên không cách xa nhiều cây số “thúc thủ”.
Vùng Xanh tại Iraq bị tên lửa tấn công / Iran bác bỏ thông tin máy bay Ukraine rơi do trúng tên lửa
Gần đây, ấn phẩm Informburo.kz đã đăng tải loạt ảnh ghi lại hoạt động diễn tập bắn đạn thật của sư đoàn phòng không trang bị tên lửa S-300 của Lực lượng Vũ trang Kazakhstan. Ảnh: Grigory Bedenko
Từng là quốc gia thành viên của Liên Xô (cũ), sau năm 1991, Kazakhstan được "chia" 10 bộ khí tài tổ hợp tên lửa phòng không S-300PS - phiên bản được phát triển và đưa vào trang bị năm 1985. Thời điểm đó, đây được coi là thế hệ hiện đại nhất của dòng tên lửa phòng không hiện đại S-300. Ảnh: Grigory Bedenko
Tất nhiên, ở thời điểm này S-300PS đã kém xa các thế hệ S-300PMU1/2, S-300V/VM/V4, nhưng với Kazakhstan, đó vẫn là hệ thống phòng không số một của họ. Ảnh: Cận cảnh bệ phóng S-300PS của Kazakhstan với chỉ hai thay vì 4 đạn trên bệ. Ảnh: Grigory Bedenko
Các xe phóng tự hành, radar, trạm chỉ huy đều được đặt trên xe tải hạng nặng MAZ-7910 8x8 bánh. Ảnh: Grigory Bedenko
Cận cảnh đài radar điều khiển hỏa lực 30N6 của tổ hợp phòng không S-300PS. Đài có chức năng bắt bám mục tiêu, dẫn đường cho đạn tên lửa. Ảnh: Grigory Bedenko
Đài 30N6 có thể dẫn đường cho tên lửa hạ 4 mục tiêu cùng lúc, tầm thám sát mục tiêu khoảng 200km. Ảnh: Grigory Bedenko
Bên trong trạm điều khiển tên lửa S-300PS – các sắc màu được tạo ra từ hàng dài nút bấm “xanh, đỏ, tím, vàng” chi chít trên bảng điều khiển hệ thống. Ảnh: Grigory Bedenko
Đáng chú ý, ở hệ thống S-300PS tồn tại loại radar trinh sát đồ sộ - đó là tổ hợp radar thám sát mục tiêu bay thấp 76N6 với cột anten cao từ 24-39m. Các thế hệ đầu S-300P/PS/PM của S-300 đều sử dụng loại radar này. Chúng có tầm thám sát 120km, thám sát đồng thời 300 mục tiêu. Các tổ hợp S-300PMU1 của Việt Nam thay thế 76N6 bằng loại 96L6E có tính năng tốt hơn hẳn. Ảnh: Grigory Bedenko
Ngoài sự thua kém về radar, S-300PS cũng có tầm tác chiến kém hơn hẳn so với S-300PMU1/2. Với đạn 5V55R thì tầm bắn của S-300PS đạt 90km với phương thức dẫn đường điều khiển bằng radar bán chủ động. Ảnh: Đạn 5V55 của S-300PS rời bệ phóng bằng phương thức phóng lạnh. Ảnh: Grigory Bedenko
Tên lửa S-300PS đánh lửa động cơ chính nhằm hướng thẳng trời cao tìm diệt mục tiêu. Ảnh: Grigory Bedenko
Mỗi quả đạn nặng khoảng 1,45 tấn, dài 7m, đường kính thân 450mm, tốc độ tối đa 1.700m/s, trang bị đầu đạn nổ phá mảnh nặng 133kg. Dù có kích thước lớn, nhưng đạn có khả năng cơ động tốt, cho phép tiêu diệt các máy bay siêu âm, tên lửa hành trình ở độ cao từ 10m tới 27km. Ảnh: Grigory Bedenko
Thậm chí, tên lửa cũng có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật với tầm bắn tác chiến tối đa 25-30km. Ảnh: Grigory Bedenko
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo