Quốc tế

Máy bay ném bom Tu-160M2 và Tu-22M3M sẽ dùng công nghệ của Su-57

Dự kiến Nga sẽ có 4 chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160M2 được chế tạo trước năm 2023.

Bí ẩn như ‘Quái vật Kandahar’ của không quân Mỹ / Không cần ‘vòm sắt’, Hàn Quốc vẫn có cách khắc chế dàn pháo phản lực Triều Tiên

Trong khi những chiếc máy bay ném bom Tu-160 của Không quân Nga đi vào hoạt động từ thời kỳ Tổng thống Ronald Reagan nắm quyền ở Nhà Trắng và Bức tường Berlin còn chưa sụp đổ, chiếc máy bay ném bom thời Chiến tranh Lạnh này sẽ vẫn tiếp tục được nâng cấp. Các đặc tính cải tiến cũng được áp dụng với máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược Tu-22M3M, dù bản thân nó cũng đã là phiên bản nâng cấp của một khung thân cũ hơn từ những năm 1970.

may bay nem bom tu-160m2 va tu-22m3m se dung cong nghe cua su-57 hinh 1
Tu-160. Ảnh: Yuri Kiselev.

Cả 2 loại máy bay ném bom kể trên sẽ nhận được hệ thống liên lạc mới dựa trên nền tảng của tiêm kích thế hệ thứ 5 Su-57. Việc bổ sung công nghệ thế kỷ 21 này vào những chiếc máy bay ném bom đang dần lỗi thời có thể giúp Tu-22M3M tiếp tục hoạt động thêm hàng chục năm nữa, cũng tương tự như pháo đài ném bom B-52 Stratofortress của Mỹ nhờ các đặc tính nâng cấp trong những năm qua.

“Những chiếc máy bay ném bom sẽ sử dụng nền tảng liên lạc được chế tạo cho tiêm kích thế hệ thứ 5 Su-57. Với các lợi thế chính, nó được đánh giá là có độ tin cậy cao, truyền tải thông tin nhanh chóng, trong khi có trọng lượng nhỏ và hiệu suất năng lượng tốt”, văn phòng báo chí của Ruselectronics Group, một công ty con của Rostec, nói với TASS ngày 12/8.

Bộ liên lạc mới nhất này đang được các chuyên gia của Công ty Nghiên cứu và sản xuất Polyot phát triển cùng với Ruselectronics Group.

“Hệ thống đang trải qua quá trình bay thử nghiệm và thể hiện các đặc tính hoạt động cao”, văn phòng báo chí cho biết thêm

Những chiếc máy bay “mới” và phiên bản nâng cấp khung thân cũ

 

Tu-160 được phát triển trong giai đoạn cuối của cuộc Chiến tranh Lạnh và nó có chuyến bay đầu tiên vào tháng 12/1981.

Tổng cộng có 36 chiếc Tu-160 được sản xuất trước khi Liên Xô tan rã. Hiện Nga có 16 chiếc Tu-160 và những chiếc máy bay này đã dần được nâng cấp lên tiêu chuẩn M.

Năm 2015, Nga công bố kế hoạch chế tạo ít nhất 50 chiếc máy bay ném bom Tu-160M2 mới. Chiếc máy bay mới này hầu như không còn điểm chung nào với các phiên bản thời Liên Xô ngoài thiết kế khung thân.

Chiếc máy bay mới sẽ có bộ khí động lực mới và thậm chí cả một phiên bản hiện đại hóa với thùng chất đốt phụ Kuznetsov NK-31. Giờ nó sẽ có cùng hệ thống liên lạc được sử dụng trên tiêm kích Su-57.

Dự kiến, sẽ có 4 chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160M2 sẽ được chế tạo trước năm 2023

 

Cải tiến Tu-22M

Máy bay ném bom thời chiến tranh lạnh Tu-22M3 đã trải qua nhiều nâng cấp đáng kể. Công ty máy bay Tupolev đã liên lục nâng cấp máy bay ném bom Tu-23M lên thành Tu-22M3M với khả năng chiến đấu được cải thiện đáng kể, trong đó bao gồm cả khả năng mang tên lửa siêu thanh. Các cuộc thử nghiệm với tên lửa siêu thanh của Tu-22M3M được tiến hành hồi tháng 5 vừa qua.

may bay nem bom tu-160m2 va tu-22m3m se dung cong nghe cua su-57 hinh 2
Máy bay ném bom Tu-22M3M. Ảnh: Defense Aviation Post.

Ngoài ra, một nguyên mẫu thứ 2 của máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M3M đã thử nghiệm ở tốc độ siêu thanh trong 4 chuyến bay thử nghiệm đầu năm nay.

Tu-22M3M có hiệu quả khí động lực cao hơn 80% so với phiên bản gốc Tu-22M. Ngoài ra, các điểm nâng cấp khác còn bao gồm thiết bị điện tử điều hướng, liên lạc, tầm nhìn, kiểm soát động cơ, cơ chế nhiên liệu và tác chiến điện tử. Các điểm năng cấp này sẽ giúp tăng cường độ chính xác, đơn giản hóa hoạt động bảo trì và khâu chuẩn bị trước khi hoạt động của Tu-22M3M.

Tu-22M3M, cùng phiên bản tiền nhiệm M3 và tiêm kích MiG-31k là số ít các máy bay đang hoạt động có khả năng tích hợp tên lửa siêu thanh mang đầu đạn hạt nhân như Kinzhal Kh-47.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm