MiG-31 Nga mang theo tên lửa tầm xa 'dằn mặt' F-35 Na Uy
Tiêm kích MiG-31 mang theo tên lửa tầm xa bất ngờ bay cắt mặt, ngăn chiến đấu cơ F-16, F-35 Na Uy áp sát máy bay săn ngầm Tu-142 Nga trên vùng trời quốc tế.
Tên lửa Syria xuyên thủng xe bọc thép Thổ Nhĩ Kỳ, tiêu diệt 5 tay súng ngồi bên trong / Mỹ xem lại thỏa thuận mua tên lửa 'Vòm Sắt' của Israel
Bộ Quốc phòng Nga hôm 8/3 công bố video quay từ buồng lái máy bay săn ngầm Tu-142MK trong chuyến tuần tra tầm xa trước đó một ngày, cho thấy quá trình chạm mặt giữa phi đội máy bay Nga với tiêm kích Anh, Na Uy.
Trong video, tiêm kích đa năng Typhoon Anh, chiến đấu cơ F-16 và F-35 Na Uy (khoanh đỏ) tiếp cận biên đội gồm máy bay săn ngầm Tu-142MK và máy bay chuyển tiếp liên lạc Tu-142MR của không quân hải quân Nga.
Khi các tiêm kích châu Âu tìm cách áp sát, một tiêm kích hạng nặng MiG-31 Nga mang tên lửa tầm xa bất ngờ xuất hiện, tăng tốc bay cắt mặt nhằm "dằn mặt", cảnh báo chúng không tiếp cận gần hơn với máy bay Tu-142MK.
Hạm đội Phương Bắc hải quân Nga trước đó thông báo hai chiếc Tu-142 đã bay qua vùng biển quốc tế ở Biển Barents, Biển Na Uy, Biển Bắc và Đại Tây Dương trong bối cảnh NATO chuẩn bị tiến hành diễn tập tại Na Uy.
Bộ Quốc phòng Nga khẳng định các chuyến bay đều tuân thủ quy tắc quản lý không phận quốc tế. Không quân Anh cho biết cuộc giáp mặt là "hoạt động thường kỳ được phối hợp với các đồng minh NATO".
Thông thường Nga cho Su-27 để tháp tùng các máy bay tuần tra Tu-95 và Tu-142, tuy nhiên lần này họ đã điều các tiêm kích đánh chặn MiG-31.
Tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới MiG-31 là thứ vũ khí quân sự lợi hại. Đây là dòng tiêm kích đánh chặn mà phương Tây không có sản phẩm cùng loại.
Nga hiện vẫn đang duy trì hàng trăm tiêm kích đánh chặn MiG-31, họ dự tính sẽ tiếp tục duy trì phi đội này thêm hàng thập kỷ nữa.
MiG-31 được thiết kế bởi Phòng thiết kế Mikoyan dựa trên MiG-25. MiG-31 là một mẫu máy bay đánh chặn chiến lược trên chiến trường của Liên Xô, trước khi Liên Xô tan rã.
MiG-31 Foxhound có 2 động cơ loại lớn, với cửa hút khí nằm ở dưới cánh, cánh được đặt trên lưng với tỷ lệ kích cỡ là 2.94, có 2 cánh đuôi thẳng đứng.
MiG-31 có khả năng đánh chặn và phá hủy bất kỳ mục tiêu nào, từ tên lửa hành trình hay cả vệ tinh.
Vũ khí chính của MiG-31 là 4 tên lửa không đối không Vympel R-33 (NATO: AA-9 "Amos") đặt dưới bụng. R-33 tương đương với loại tên lửa AIM-54 Phoenix của hải quân Mỹ.
Tên lửa này có thể được dẫn đường bằng hệ thống radar bán chủ động (SARH), hoặc bằng hệ thống dẫn đường quán tính, hoặc dẫn đường từ máy bay một nửa quãng đường sau đó chuyển sang SARH ở quãng đường cuối.
Nga đang phát triển phiên bản tiên tiến hơn là Vympel R-37 (AA-X-13 "Arrow"), nó được dùng thay thế cho loại Vympel R-33.
Những vũ khí khác bao gồm tên lửa Bisnovat R-40 (AA-6 "Acrid") cũ hơn, trước đây được triển khai trên MiG-25, và tên lửa tầm ngắn hồng ngoại Molniya R-60 (AA-8 "Aphid") hoặc Vympel R-73 (AA-11 "Archer") treo dưới cánh. Hiện nay toàn bộ phi đội MiG-31 được nâng cấp để mang tên lửa mới Vympel R-77 (AA-12 "Adder").
GSh-6-23 có tốc độ bắn là 10.000 vòng/phút. MiG-31 đã loại bỏ khẩu pháo này và thêm vào đó giá treo tên lửa loại R-33 hoặc R-37 ở một số phiên bản.
Hiện Nga đang tiếp tục nâng cấp MiG-31 lên phiên bản K để mang theo tên lửa hành trình Kh-47.
Sự kết hợp này tạo thành bộ đôi sát thủ kinh hoàng khiến mọi đối thủ phải nể sợ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo