Một phần ba các nước EU có lạm phát từ 10% trở lên
Nga nói hơn 1.900 binh sỹ Ukraine tại nhà máy thép Azovstal đã đầu hàng / Tổng thống Mỹ Joe Biden ủng hộ Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO
Theo đài RT, mứctăng giá tiêu dùng đã đạt hai con số ở ít nhất 1/3 các nước EU. Mức tăng lạm phát nghiêm trọng nhất xảy ra ở khu vực Baltic.
9 thành viên của EU đã có lạm phát vượt 10%, trong đó mức tăng lớn nhất là ở Estonia - nơi giá tiêu dùng đã tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề khác là Litva với lạm phát ở mức 16,8%, Bulgaria với 14,4%, Cộng hòa Séc với 14,2%, Romania (13,8%), Latvia (13%), Ba Lan (12,4%) và Slovakia (11,7%).
Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia đã trở thành ứng cử viên của EU kể từ năm 1999, có tỷ lệ lạm phát lên tới 70% do đồng tiền quốc gia sụp đổ.
Trong khi đó, Cơ quan thống kê Hellenic (ELSTAT) nói rằng lạm phát ở Hy Lạp đã tăng lên hai con số vào tháng 4, lên tới 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tăng giá cả ở tất cả các quốc gia này đều do hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine và lạm phát tương ứng với mức độ mà mỗi quốc gia phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Các biện pháp trừng phạt Nga và các biện pháp đáp trả của Nga đã khiến giá nhiên liệu hóa thạch tăng trên toàn cầu.
Trích dẫn dữ liệu của Eurostat cho năm 2020, tờ Financial Times cho biết gần như tất cả năng lượng nhập khẩu của Litva đều đến từ Nga, trong khi ở Slovakia và Hy Lạp, thị phần cung cấp năng lượng của Nga là gần 50%. Tháng trước, Litva trở thành quốc gia EU đầu tiên bỏ nhập khẩu khí đốt của Nga và vào ngày 22/5, nước này dự định ngừng nhập khẩu điện từ Nga.
Theo Eurostat, giá năng lượng chiếm gần một nửa tỷ lệ lạm phát kỷ lục 8,1% của EU vào tháng trước. Năm trước, lạm phát trong khối chỉ là 2%.
Đầu tuần này, Ủy ban châu Âu đã công bố kế hoạch REPowerEU nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh. Theo kế hoạch, EU sẽ cần 210 tỷ euro để thực hiện các thay đổi vào năm 2027, trong khi Ủy ban châu Âu trước đó ước tính rằng sẽ phải chi thêm 195 tỷ euro trong giai đoạn này để từ bỏ năng lượng của Nga.
Trong khi đó, tại Anh - quốc gia đã rời EU - lạm phát hằng năm trong tháng 4 đã tăng lên mức cao nhất trong 40 năm do chi phí năng lượng tăng vọt, khiến cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt trở nên trầm trọng hơn.
Cụ thể, lạm phát giá tiêu dùng đã tăng từ 7% trong tháng 3 lên 9% trong tháng 4, mức cao nhất kể từ năm 1982. Tháng trước, giá tiêu dùng tại Anh đã tăng cao sau khi giá khí đốt và điện tăng lên do chi phí năng lượng leo thang. Nhà kinh tế trưởng của ONS Grant Fitzner nhận định việc giá điện và khí đốt tăng nhanh là nguyên nhân khiến lạm phát trong tháng 4 tăng mạnh. Sau khi các số liệu trên được công bố, tỷ giá đồng bảng Anh đã giảm 0,4% so với đồng USD.
Nhiều quốc gia trên thế giới đang đối mặt với mức lạm phát cao nhất trong nhiều thập kỷ, khi cuộc khủng hoảng Ukraine đẩy giá năng lượng và thực phẩm lên cao, buộc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) và những ngân hàng trung ương khác phải tăng lãi suất.
Ngoại trưởng Anh Liz Truss thừa nhận nước này đang phải đối mặt với tình hình kinh tế rất khó khăn. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak nhấn mạnh mặc dù không thể bảo vệ người dân hoàn toàn trước những thách thức toàn cầu này, song chính phủ sẽ hỗ trợ hết sức và sẵn sàng tăng cường hành động để giúp người dân vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này