Mỹ âm thầm triển khai tàu ngầm hạt nhân ‘Sói biển’ nguy hiểm nhất thế giới tại biển Đông?
Mỹ từng tiết lộ cho Philippines rằng, hai tàu ngầm hạt nhân của họ luôn hoạt động gần nước này tại khu vực biển Đông. Tuy không cho biết danh tính cụ thể của loại tàu ngầm này, nhưng giới quan sát cho rằng có thể đó chính là siêu tàu ngầm hạt nhân lớp Seawolf (Sói biển).
Cuộc đua tàu ngầm hạt nhân: Nga dẫn đầu, ví trí thứ 2 vẫn là Mỹ / AS-12 Losharik tàu ngầm hạt nhân bí ẩn nhất nước Nga
Giới quan sát nhận định, biển Đông có vai trò quan trọng trong tuyến hàng hải quốc tế, vì vậy việc Mỹ âm thầm điều những vũ khí cực mạnh tới đây giám sát để đảm bảo hoạt động tự do thông thương là cần thiết.
Mỹ đã và đang lên án bất cứ hành vi gây hấn, mưu đồ độc chiếm biển Đông và biến nơi đây thành sân nhà của bất kỳ quốc gia nào.
Giới quan sát nhận định, ngoài việc điều tàu mặt nước như hàng không mẫu hạm, khu trục hạm tới biển Đông tuần tra, Mỹ còn có một số tàu ngầm hạt nhân đang ẩn hiện tại khu vực này.
Vì là khu vực nhạy cảm nên Mỹ sẽ điều các tàu ngầm hạt nhân có độ ồn thấp nhất để tránh bị phát hiện khi làm nhiệm vụ.
Tuy không cho biết danh tính cụ thể của loại tàu ngầm này, nhưng giới quan sát cho rằng có thể đó chính là siêu tàu ngầm hạt nhân Seawolf biệt danh "Sói biển". Được biết Seawolf hiện là loại tàu ngầm hạt nhân hoạt động êm nhất thế giới.
Là tàu ngầm đắt và hiện đại nhất của Mỹ, những chiếc Seawolf được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ tìm diệt các tàu ngầm hạt nhân đối phương.
Đây vẫn được coi là loại tàu ngầm mạnh nhất thế giới hiện nay nếu xét chung tất cả các thông số.
Hoạt động êm ái, tốc độ cao cùng khả năng mang nhiều loại ngư lôi cực mạnh, Seawolf được coi là nỗi kinh hoàng cho tàu ngầm Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh Lạnh.
Nếu như F-22 được thiết kế chiếm ưu thế trên không thì tàu ngầm Seawolf được thiết kế cho vai trò chiếm ưu thế dưới lòng biển.
Với nhiệm vụ chuyên biệt trên, tàu ngầm này được trang bị hệ thống bơm phun cùng những công nghệ tối tân cho phép hoạt động cực êm, khiến đối phương rất khó phát hiện.
Những chiếc tàu ngầm tấn công thông thường của Mỹ chỉ có thể lặn ở độ sâu trên dưới 250m, trong khi những tàu ngầm Liên Xô lại có thể lặn sâu tối đa tới 600m.
Duy chỉ có tàu ngầm Seawolf mới đủ khả năng hoạt động ở độ sâu của các tàu ngầm Liên Xô để truy tìm và tiêu diệt đối phương
Để có thể tìm và tiêu diệt những tàu ngầm của đối phương ở độ sâu trên, tàu Mỹ được chế tạo từ thép HY100 có độ dày 5cm, chịu được áp suất cao.
Hợp kim HY-100 bền chắc hơn khoảng 20% so với hợp kim HY-80 được sử dụng cho tàu ngầm lớp Los Angeles.
Vì vậy, tàu ngầm lớp Seawolf có khả năng lặn sâu hơn 600m, nơi mà các tàu ngầm đối phương đang hoạt động.
Không những vậy khi cần thiết tàu này có thể lặn tới độ sâu không tưởng, lên tới 900m, sâu hơn bất kỳ loại tàu ngầm nào trên thế giới.
Được thiết kế để săn tàu ngầm đối phương nên Seawolf có 8 ống phóng ngư lôi, nhiều gấp đôi các tàu ngầm lớp trước. Loại ngư lôi mà tàu trang bị chính là sát thủ Mk-48.
Tàu có thể mang theo 50 ngư lôi hạng nặng Mark 48, tên lửa chống tàu Harpoon và tên lửa hành trình Tomahawk.
Tàu ngầm Seawolf có chiều dài 108m, chiều rộng 12m, có lượng giãn nước lên tới 12.158 tấn khi lặn.
Để di chuyển, tàu ngầm Seawolf được trang bị lò phản ứng hạt nhân S6W cung cấp năng lượng cho 2 tuabin hơi nước với tổng công suất 52.000 mã lực.
Tàu có thể di chuyển với tốc độ 18 hải lý/giờ khi nổi, 35 hải lý/giờ khi lặn.
Seawolf trang bị hệ thống sonar BQQ 5D, sonar mảng kéo TB-29A, để phát hiện các tàu ngầm đối phương, cùng hệ thống sonar BQS-24 nhằm phát hiện thủy lôi.
Điểm yếu chí tử duy nhất là siêu tàu ngầm Seawolf có giá quá cao, lên tới 2,5 tỷ USD/chiếc, cùng với sự sụp đổ của Liên Xô, nên Mỹ chỉ đóng có 3 chiếc tàu ngầm sát thủ này.
Theo Việt Hùng/An ninh Thủ đô
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Trong cuộc điện đàm trước đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tiết lộ với người đồng cấp Philippines rằng, Mỹ luôn có 2 tàu ngầm hạt nhân hoạt động trong khu vực biển Đông, gần Philippines.