Quốc tế

Mỹ 'bấm bụng' xóa sổ siêu pháo trên khu trục hạm tỷ USD

Hải quân Mỹ dự kiến bỏ siêu pháo AGS 155 mm khỏi các tàu khu trục lớp Zumwalt để thay thế bằng tên lửa siêu vượt âm hiệu quả hơn.

Biến thể Delta chiếm 99% các ca lây nhiễm COVID-19 toàn cầu / Thượng đỉnh Trung Quốc - Mỹ: 10 tháng xúc tiến cho 3,5 giờ đối thoại "mặt đối mặt"

Hải quân Mỹ hôm 1/11 thông báo họ sẽ hoán cải tàu khu trục lớp Zumwalt để chúng có thể trang bị tên lửa siêu vượt âm tầm trung IRCPS vào năm 2024.

Bệ phóng tên lửa sẽ được lắp vào vị trí Hệ thống Pháo Tiên tiến (AGS) cỡ 155 mm, vốn không có đạn để khai hỏa và bị coi là gánh nặng trên tàu khu trục có giá hơn 9 tỷ USD của Mỹ.

"Quá trình đại tu tàu chiến USS Zumwalt sẽ được tiến hành vào năm 2024. Hải quân đã khởi động quá trình lên kế hoạch tích hợp IRCPS lên các chiến hạm lớp Zumwalt, bằng cách tháo bỏ pháo AGS để lắp bệ phóng tên lửa", phát ngôn viên hải quân Mỹ Lewí Aldridge cho hay.

IRCPS là tên lửa siêu vượt âm đang được hải quân Mỹ phát triển, được kỳ vọng sẽ đạt khả năng chiến đấu sơ bộ vào năm 2025 và trang bị trên nhiều loại chiến hạm, trong đó có tàu ngầm tấn công lớp Virginia Block V.

Trong khi đó, Hệ thống Pháo Tiên tiến (AGS) AGS 155mm được phát triển để có thể đạt tầm bắn tối đa 190km, tương đương tên lửa hành trình chống hạm Harpoon, Exocet.

Loại pháo này có tầm bắn tương đương tên lửa hành trình chống hạm trong khi lại có thể diệt mục tiêu mặt biển và trên đất liền với độ chính xác cực cao.

Hệ thống pháo hạm AGS 155mm được phát triển bởi BAE Systems Armaments System thiết kế từ năm 1996 theo yêu cầu từ Hải quân Mỹ để trang bị cho siêu tàu khu trục lớp Zumwalt.

Một bệ pháo hạm AGS có trọng lượng tổng thể lên tới 104 tấn.

Pháo hạm AGS sử dụng cỡ nòng 155mm, đây là loại pháo hải quân cỡ nòng lớn nhất được trang bị cho tàu chiến hiện nay.

Pháo có thiết kế hoàn toàn khác lạ so với các pháo hải quân truyền thống, tháp pháo được thiết kế dạng hình hộp chữ nhật chứ không có dạng hình tròn như truyền thống.


Khi không hoạt động nòng pháo được gập gọn vào bên trong tháp pháo để tăng khả năng tàng hình cho pháo cũng như của tàu khu trục lớp Zumwalt.

Hệ thống pháo AGS hoạt động hoàn toàn tự động, khoang tiếp đạn có thể chứa tới 750 viên đạn, pháo có hệ thống nạp đạn tự động được làm mát bằng nước cho phép nâng tốc độ bắn lên tới 10 phát/phút.

Theo đánh giá của các nhà thiết kế, hai tàu khu trục lớp Zumwalt với 4 pháo AGS có khả năng chi viện hỏa lực tương đương với một tiểu đoàn pháo binh thông thường(tương đương với 12 khẩu pháo).

Tuy nhiên, điều làm nên sức mạnh vô đối của AGS 155mm là siêu đạn pháo LRAP (Long Range Land Attack Projectile - đạn tấn công mặt đất tầm xa) cỡ 155mm nặng 102kg, chứa lượng thuốc nổ 11kg, trang bị hệ thống dẫn đường GPS/INS cho bán kính lệch mục tiêu ít hơn 50m.

Đạn được trang bị liều phóng trợ lực tên lửa đưa khỏi nòng pháo, tầm bắn tối đa có thể đạt đến 190km, tuy nhiên các cuộc thử đạn LRAP mới đạt tầm bắn 109km và 83km.

Với đạn pháo có điều khiển LRLAP, siêu hạm lớp Zumwalt có hiệu quả cao trong việc chống lại một loạt các mục tiêu khác nhau như tàu chiến đối phương, các mục tiêu ven biển, thậm chí là các mục tiêu nằm sâu trong đất liền

Do đạn pháo được điều khiển nên xác suất tiêu diệt mục tiêu rất cao qua đó giảm số lượng đạn cần sử dụng cho một mục tiêu vừa tiết kiệm chi phí vừa tạo tâm lý hoang mang cho đối phương.

Pháo hạm AGS từng được coi là một cuộc cách mạng trong pháo binh, một giải pháp thay thế hiệu quả với chi phí thấp so với các tên lửa đang được sử dụng hiện nay.

Tuy nhiên thực tế khi nghiên cứu sản xuất lại cho thấy loại đạn này rất đắt đỏ ngang thậm chí hơn cả tên lửa hành trình. Vì thế Hải quân Mỹ đã quyết định sẽ loại bỏ loại pháo này.

Vũ khí - Khí tài
Theo Việt Hùng/ANTĐ
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm