Quốc tế

Mỹ bí mật mua 522 triệu USD đạn dược từ Serbia để làm gì?

Serbia được cho là đã âm thầm cung cấp vũ khí và đạn dược cho Ukraine thông qua NATO.

Robot Marker phóng cả trăm UAV / Hé lộ cải tiến đặc biệt trên tiêm kích tàng hình Su-57

Ông Zdravko Ponos - Cựu Tổng tham mưu trưởng Quân đội Serbia và hiện là lãnh đạo phong trào Trung tâm Serbia mới đây bình luận về các số liệu do hãng tin Anh Reuters công bố, cho thấy Belgrade đã đồng ý cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Theo vị cựu quan chức, nếu các nước NATO mua vũ khí có cỡ nòng không theo tiêu chuẩn chung của khối từ Serbia với số lượng lớn thì sẽ rất hợp lý khi đặt câu hỏi rằng tất cả những quả đạn này sẽ đi đâu.

Ông Ponos lưu ý rằng một lượng lớn đạn pháo và cối đang được sử dụng trên chiến trường Ukraine, trong khi các kho lưu trữ của Kyiv đã trống rỗng.

Tuy nhiên các nước NATO không có loại đạn theo hệ Liên Xô để viện trợ, vì vậy Quân đội Mỹ đã ủy thác một thỏa thuận trị giá 522 triệu USD cho hai công ty Northrop Grumman và Global Military Products.

Đại diện của một trong những doanh nghiệp này đã có mặt ở Belgrade vào ngày 15/2.

“Các kho đạn dược của Ukraine trống rỗng. Những quốc gia NATO từng thuộc khối Warsaw cũng không còn sử dụng loại đạn như vậy, điều này dẫn tới việc Mỹ phải tìm nguồn cung cấp mới để viện trợ Ukraine”, ông Ponosh nói rõ.

Mỹ bí mật mua 522 triệu USD đạn dược từ Serbia để làm gì? ảnh 1

Quân đội Ukraine được cho là đang sử dụng đạn pháo của Serbia cho vũ khí cũ thuộc hệ Liên Xô.

Cựu Tổng tham mưu trưởng Quân đội Serbia cho rằng hợp đồng xuất khẩu vũ khí của Serbia có thể chứa các điều khoản quy định rằng chúng không được đưa sang Ukraine.

Ông Ponos nhận định cần phải xem xét kỹ mọi điều khoản và làm rõ nơi vũ khí mà các nước NATO mua từ Serbia đến nơi.

“Và tôi sẽ hỏi ông ấy (Tổng thống Serbia) rằng điều khoản hợp đồng viết gì?

Bạn không cần phải là một triết gia để hiểu rằng nếu các quốc gia thuộc Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương mua tầm cỡ này, và với số lượng lớn, thì tất cả sẽ đi về đâu.

Cần phải có một điều khoản được thêm vào tài liệu, đó là tất cả những thứ này không phải là để xuất khẩu sang Ukraine”, ông Ponosh nói rõ.

 

Vấn đề nữa phải nhắc tới đó là cho đến nay, sự xuất hiện của đạn dược do Serbia sản xuất trên lãnh thổ Ukraine đã được ghi nhận, nhưng Belgrade không thể làm rõ tình hình theo bất kỳ cách nào.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm