Quốc tế

Mỹ chế hệ thống đánh chặn mới, Nga chê khiên cưỡng

Mỹ sẽ chi ngân sách 18 tỷ USD cho việc phát triển một loại máy bay mới chuyên đánh chặn tên lửa, hình thành hệ thống phòng thủ tên lửa mới.

Il-76 Nga thêm vũ khí đánh chặn tên lửa tấn công / Lancet - vũ khí cảm tử lưu động đáng sợ

Hãng tin Mỹ Bloomberg đưa tin, Lầu Năm Góc có kế hoạch phân bổ gần 18 tỷ USD để phát triển, sản xuất và bảo trì loại máy bay chiến đấu mới để đánh chặn tên lửa từ Triều Tiên hoặc Iran, đây sẽ là gói mua sắm quốc phòng lớn đầu tiên của chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Theo tin đã đưa, tham gia vào cuộc đua giành quyền chế tạo loại máy bay chiến đấu thế hệ mới có hai tập đoàn chế tạo vũ khí khổng lồ của Mỹ là Lockheed Martin Corp. và Northrop Grumman Corp.

Ở giai đoạn phát triển, các công ty sẽ nhận được tổng cộng 13,1 tỷ USD. Sau giai đoạn “xem xét đánh giá quyết định thiết kế”, quá trình lựa chọn sẽ bắt đầu, với khả năng bên chiến thắng cuối cùng sẽ được xác định vào năm 2026.

Lầu Năm Góc ước tính giai đoạn sản xuất sẽ tiêu tốn 2,3 tỷ USD, cộng thêm 2.3 tỷ USD chi phí bảo trì dài hạn nữa. Theo Mark Wright, người phát ngôn của Cơ quan Phòng thủ chống tên lửa, máy bay đánh chặn thế hệ mới sẽ được trình làng "muộn nhất là vào năm 2028".

Lầu Năm Góc có kế hoạch chế tạo tổng cộng 31 máy bay đánh chặn, trong đó có 10 chiếc dùng để thử nghiệm. Giá thành mỗi chiếc máy bay đánh chặn ước tính vào khoảng 498 triệu USD.

My che he thong danh chan moi, Ngache khien cuong...
Ngoài Mỹ, Nga cũng đang có nhiều hệ thống đánh chặn tên lửa

Những máy bay chiến đấu nói trên sẽ được triển khai tại các căn cứ ở Alaska. Chúng được cho là dùng để tiêu diệt tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) phóng đi từ các quốc gia thù địch như Triều Tiên và Iran, cùng với các vũ khí chiến lược khác (ví dụ như vũ khí siêu thanh).

Bình luận về thông tin trên, Bộ Ngoại giao Nga đã chỉ trích kế hoạch của Mỹ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa mới sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực an ninh và kích động một cuộc chạy đua vũ trang, bao gồm cả chạy đua tên lửa.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố, đại diện của Nga ở nhiều cấp khác nhau đã nhiều lần thu hút sự chú ý của phía Mỹ về những nguy cơ liên quan đến sự phát triển không hạn chế của hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ. Tuy nhiên, phía Mỹ không chấp nhận lập luận của chúng tôi. Đồng thời họ bác bỏ khả năng về việc đưa ra bất kỳ hạn chế nào đối với các hoạt động chống tên lửa của họ và cố tình gia tăng lĩnh vực này để thu hút ngày càng nhiều nguồn tài chính" – bà Zakharova nói.

Bà nhấn mạnh rằng, việc tăng cường tiềm lực phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ "có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực an ninh, làm đảo lộn cán cân chiến lược của các lực lượng trên thế giới, kích động một cuộc chạy đua vũ trang, bao gồm cả các cuộc chạy đua tên lửa".

Bà Zakharova chỉ trích những nỗ lực thể hiện hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ như “một dự án phòng thủ thuần túy” là một màn khói che mắt.

 

Theo bà, việc tăng cường khả năng chống tên lửa của Hoa Kỳ là nhằm mục đích tìm cách giành được lợi thế quyết định, bằng cách tạo điều kiện ra đòn tấn công đầu tiên vào kẻ thù, bảo vệ bản thân khỏi các hành động trả đũa.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, chỉ trích của Nga đối với Mỹ nghe có vẻ khiên cưỡng, bởi bất cứ cường quốc quân sự nào cũng cần sở hữu cả khả năng tấn công và phòng thủ tên lửa đạn đạo. Từ Mỹ, Trung Quốc đến Ấn Độ, Israel cũng đều có các hệ thống phòng thủ tên lửa rất mạnh.

Ngay cả Nga, ngoài việc thường xuyên phát triển các tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới và nâng cấp các ICBM; Nga cũng đang nỗ lực phát triển hệ thống đánh chặn tên lửa với các tổ hợp A-135 Amur (cũ), A-235 PL-19 Nudol (mới); cùng với đó là các tổ hợp phòng không tiên tiến cũng có chức năng đánh chặn tên lửa đạn đạo như S-400 Triumph, S-500 Prometheus; các chiến đấu cơ như MiG-31 của Nga cũng có chức năng này.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm