Quốc tế

Mỹ chưa có lời giải cho vũ khí laser đánh chặn

Theo Defense News, Không quân Mỹ (USAF) bắt đầu tích hợp vũ khí laser SHiELD thử nghiệm - loại vũ khí giúp Mỹ đối phó với nhiều mục tiêu khác nhau.

Nga hiện đại hóa nhiều vũ khí tấn công để chống lại NATO / Mỹ thử vũ khí biết tự tìm mục tiêu

Thông báo của USAF cho biết, ban đầu hệ thống vũ khí SHiELD sẽ được thử nghiệm trên tiêm kích thế hệ 4 là F-16 và F-15E. Sau khi hoàn tất quá trình thử nghiệm, SHiELD sẽ được trang bị trên cả tiêm kích tàng hình F-22 và F-35.

Về nguyên lý, thay vì mang thêm một quả bom hay một tên lửa, việc mang được hệ thống laser sẽ giúp chúng bắn hạ bất cứ tên lửa nào của đối phương đang bay tới.

My chua co loi giai cho vu khi laser danh chan
Tên lửa bị vũ khí laser đánh chặn.

USAF tuyên bố, SHiELD cùng với hệ thống bắn pháo sáng và thiết bị gây nhiễu một ngày nào đó có thể được điều khiển bằng trí thông minh nhân tạo R2D2 để bảo vệ máy bay khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa và giúp phi công tập trung hoàn thành các nhiệm vụ khác.

Hệ thống vũ khí này sẽ được kích hoạt bởi động cơ của máy bay, giúp loại bỏ nhu cầu về tích trữ đạn dược trên máy bay và cung cấp số lượng phát bắn không giới hạn về mặt lý thuyết. Các tia laser di chuyển với tốc độ ánh sáng, khiến tên lửa đạn đạo của đối phương khó bề né tránh.

Chương trình SHiELD hiện đang được xây dựng tại Căn cứ Không quân Kirtland, New Mexico. Nếu thành công, một trong những hậu duệ của SHiELD sẽ bảo vệ các máy bay chiến đấu, máy bay tiếp dầu và máy bay giám sát cũ của USAF để tránh các cuộc tấn công bằng tên lửa.

Hệ thống SHiELD đã được USAF hợp tác với Lockheed Martin, Boeing và Northrop Grumman phát triển. Bao gồm ba hệ thống con chính bao gồm bản thân vỏ, điều khiển tia laser và chùm tia.

Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân (AFRL) đã nhận được một hệ vũ khí SHiELD trong tháng 2/2021, hai hệ thống còn lại sẽ được bàn giao vào cuối năm nay.

 

Tên lửa chiếm ưu thế trong tác chiến không đối không hiện đại. Máy bay sẽ trở thành miếng mồi cho tên lửa đất đối không và không đối đất, cả hai đều bay với tốc độ Mach 2+ để đuổi kịp và đánh chặn máy bay.

Những tên lửa này bay quá nhanh nên các loại súng thông thường khó có thể theo dõi và tiêu diệt chúng một cách đáng tin cậy, đặc biệt là tác động không nhỏ bởi tác động của gió, trọng lực và các yếu tố khác.

Phòng thí nghiệm AFRL cho biết SHiELD là "sát thủ trên không" có thể gắn trên thân hoặc cánh của máy bay chiến đấu. thực chất, SHiELD là một trình diễn công nghệ, có nghĩa, nó sẽ không bao giờ được nhìn thấy trong chiến đấu.

Nhưng nếu thành công, sản phẩm cuối sẽ là một tia laser gắn trên gắn trên thân hoặc cánh của máy bay chiến đấu của USAF. Các chiến đấu cơ cũ hơn như F-15 và F-16 có thể mang vũ khí laser để chủ động bảo vệ trước tên lửa của đối phương.

Những ưu điểm của chương trình SHiELD là không thể phủ nhận nhưng hiện nay, chính USAF và các chuyên gia hàng đầu của Mỹ vẫn chưa thể có cách tạo được nguồn điện với công suất khoảng 100KW (đủ cho SHiELD có thể đánh chặn tên lửa) trên nền tảng một chiếc tiêm kích.

 

Cùng với đó, một loạt những khó khăn khác cũng chưa thể khắc phục, trong đó có hiệu ứng khí quyển, đặc biệt là hơi nước và các phần tử khói sẽ nhanh chóng làm loãng cường độ của tia laser. Tia laser càng truyền đi xa thì lại càng có cường độ yếu hơn.

Để đánh chặn, tia laser cần phải được chiếu vào tên lửa đang di chuyển nhanh trong thời gian đủ lâu mới có thể phát huy tác dụng. Không giống như tên lửa vốn có đầu đạn nổ mạnh để hạ gục đối phương ngay lập tức, hệ thống vũ khí laser chiếu ra một luồng ánh sáng tập trung làm nóng mục tiêu cho đến khi chúng bị hỏng hóc hay phát nổ.

Trong trường hợp này tốc độ nhanh của tên lửa chính là thử thách đối với vũ khí laser, khiến chúng khó có thể bắn các chùm tia laser trong thời gian đủ lâu để đạt hiệu quả. Trên thực tế, việc sử dụng hệ thống laser để bắn hạ tên lửa khó hơn so với tưởng tượng.

Hệ thống phải tích hợp được các khả năng phát hiện, theo dõi và bắn hạ tên lửa đang bay tới. Nếu không khắc phục được những nhược điểm này, mọi hệ thống vũ khí laser đều không thể hoạt động đúng như thiết kế.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm