Nga hiện đại hóa nhiều vũ khí tấn công để chống lại NATO
Mỹ thử thành công vũ khí laser / Top 5 cường quốc quân sự mạnh nhất thế giới
Tên lửa chống tăng
Cách đây hai tuần, Bekkhan Ozdoev - Giám đốc phụ trách mảng vũ khí, đạn dược và hóa chất đặc biệt của Rostec - thông báo về việc khởi động chương trình phát triển các hệ thống tên lửa chống tăng đa năng tiên tiến của Văn phòng Thiết kế Chế tạo máy mang tên theo Viện sĩ A.G. Shipunov của Tập đoàn "Tula". Việc cung cấp những vũ khí chống tăng này cho các đơn vị của Lực lượng mặt đất Nga và đạt được trạng thái sẵn sàng chiến đấu sẽ mang đến những bất ngờ cực kỳ lớn cho giới chỉ huy NATO tại các khu vực tác chiến quan trọng trên chiến trường châu Âu.
Đặc biệt, ông Ozdoev đề cập đến việc trang bị các tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) đa năng tiên tiến đang được phát triển với các đầu dẫn hướng quang điện tử đa phổ hoạt động trong phạm vi hồng ngoại và truyền hình, các tổ hợp mới sẽ có một số có khả năng tác chiến và tính năng kỹ-chiến thuật độc đáo, mà các dòng vũ khí chống tăng có điều khiển (ATGM) Kornet-E, Konkurs-M và Metis-M1 với các hệ thống điều khiển chùm tia laze bán tự động cổ điển và đường truyền lệnh có dây, không thể có.
Đầu tiên, khả năng bắn trúng các mục tiêu nằm ngoài giới hạn tầm nhìn trực quan của người điều khiển (ẩn sau các yếu tố che chắn tự nhiên của địa hình, hoặc trong khu vực đô thị). Điều này đạt được là do sự tự chủ hoàn toàn về các chế độ hoạt động của bộ phận dẫn đường quán tính và bộ dò tìm hồng ngoại (mà không cần phải tự động giữ tên lửa trong tầm ngắm của mục tiêu trong toàn bộ đường bay cho đến khi tên lửa bắn trúng đích).
Không những vậy, cả ở phần đầu và phần cuối của quỹ đạo, việc hiệu chỉnh vô tuyến có thể được thực hiện trong việc nhắm lại mục tiêu sau đó của đầu điều khiển ATGM để chỉ định mục tiêu từ các nguồn radar hoặc trinh sát quang-điện tử của bên thứ ba trong trường hợp mục tiêu ưu tiên cao hơn đã được phát hiện hoặc việc bám mục tiêu trước đó đã bị gián đoạn liên lạc do đối phương sử dụng các biện pháp đối phó quang - điện tử.
Thứ hai, khả năng bay để đánh đột nóc ở góc 85-87 độ ở phần cuối quỹ đạo, trong một số trường hợp có thể cho phép ATGM vượt qua góc rà quét của radar thuộc các hệ thống bảo vệ chủ động lỗi thời, hoặc khu vực trên cao của tổ hợp pháo phòng không 20mm Mk 15 "Vulcan Phalanx" CIWS trong các biến thể gắn trên tàu hoặc trên các phương tiện tự hành trên mặt đất.
Thứ ba, khả năng bắn từ các vị trí đóng theo nguyên tắc "bắn và quên" sau đó, thay đổi vị trí ngay lập tức, cùng với việc không cần sử dụng kênh dẫn đường phát tia laze (vốn được sử dụng trong ATGM "Kornet -E”), hạn chế tối đa khả năng để lộ vị trí bắn ATGM, đảm bảo an toàn cho người điều khiển và duy trì ổn định chiến đấu của tổ hợp.
Đáng lưu ý, sự vắng mặt của mô-đun dẫn đường radar chủ động (hoạt động ở dải tần milimet) trong cấu trúc điện tử hệ thống dẫn đường của các ATGM Tula tương lai, trước hết, sẽ không tạo cho các đầu tìm truyền hình hồng ngoại mức độ chống nhiễu thích hợp trong trường hợp đối phương sử dụng các phương tiện quang học hiện đại, gây nhiễu điện tử (kể cả laze quang học). Và thứ hai, nó sẽ không cho phép duy trì phạm vi tìm kiếm và bám mục tiêu trong các điều kiện khí tượng xấu.
ATGM tự hành hoạt động trong mọi thời tiết "Chisy-S" được trang bị radar dẫn đường milimet (hoạt động trong dải tần từ 100-150GHz) và 9М123-2 ATGM với hệ thống dẫn lệnh vô tuyến có thể đạt hiệu quả cao hơn nhiều trong tình huống này.
Đạn pháo Krasnopol-M2
Đối với pháo binh, một tỷ lệ đáng kể nhiệm vụ là tiêu diệt các mục tiêu quan sát được, bao gồm các mục tiêu có độ tương phản thấp - ổ hỏa lực, công trình, thiết bị được ngụy trang. Trong trường hợp này, yêu cầu quan trọng nhất là tiêu diệt hiệu quả, chính xác các mục tiêu cụ thể, hoặc ưu tiên cao nhất. Theo các nguồn tin của Mỹ, trong 75% các hoạt động tác chiến ở Iraq, các loại đạn dược dẫn đường được sử dụng cho các mục tiêu không có độ tương phản nhiệt độ rõ rệt.
Các chuyên gia Mỹ lưu ý: “Việc sử dụng đạn hoạt động theo nguyên tắc “bắn và quên” là rất khó và tốn kém trong những trường hợp này. Trong khi quân đội Mỹ ở Iraq có số lượng ATGM Javelin lớn hơn đáng kể so với TOW, thì số lượng TOW được sử dụng nhiều hơn gấp 5 lần - điều cho thấy, việc sử dụng phương pháp tự động nhắm đạn vào mục tiêu trong hầu hết các trường hợp là không có lợi theo tiêu chí hiệu quả-chi phí.
Đối với các tổ hợp vũ khí dẫn đường của pháo binh, trong tương lai cần các loại đạn có độ chính xác cao dẫn đường bằng cả laser tự động và bán chủ động. Sự hiện diện trong các loại đạn pháo có thiết bị laser bán chủ động giúp chúng có thể bắn trúng bất kỳ loại mục tiêu nào được màn hình LCD chiếu sáng, cả khi có và không có độ tương phản với bề mặt xung quanh.
Các thử nghiệm cấp nhà nước đối với đạn điều khiển mới Krasnopol-M2, cũng như mìn được điều khiển Gran cho Lực lượng vũ trang Nga, sẽ kết thúc trong năm 2021, bộ phận báo chí của Kalashnikov cho biết trước thềm triển lãm vũ khí quốc tế IDEX-2021 tại thủ đô của UAE. Theo đó, trong năm 2021, cùng với nhà phát triển của Cục Thiết kế Chế tạo Dụng cụ đang hoàn thành việc thiết kế thử nghiệm đạn pháo Krasnopol-M2 và mìn Gran có điều khiển.
Tổ hợp vũ khí có điều khiển Krasnopol-M2 dành cho pháo nòng trơn ban đầu được phát triển để xuất khẩu và bao gồm đạn được lái dẫn cỡ 155mm, đã được cung cấp cho Ấn Độ và Trung Quốc. Nó cũng cung cấp cho quân đội Nga một tổ hợp với đạn cỡ nòng 152mm đặc biệt để sử dụng từ các tổ hợp pháo tự hành "Msta-S" và "Akatsiya".
Đạn Krasnopol-M2 nặng 54,3kg, dài 1.200mm, tầm bắn 24-26km, khối lượng bộ phận chiến đấu 22,5km, khối lượng chất nổ 11kg; phạm vi nhiệt độ sử dụng từ -40 đến +60 độ. So với phiên bản cơ bản của đạn Krasnopol, loại đạn mới có tầm bắn xa hơn (26km so với 20km) và độ chính xác khi bắn trúng mục tiêu nhỏ tăng lên. Hệ thống vũ khí dẫn đường KM-8 "Gran" dành cho súng cối nòng trơn và pháo không giật cỡ nòng 120mm dùng để phá hủy các mục tiêu hoặc công sự đơn lẻ và nhóm. Chúng có thể được sử dụng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày với việc tiêu diệt các mục tiêu xác định đứng yên và di động với phát bắn đầu, trong điều kiện gió mạnh và mây mù.
Năm 2018, quân đội Nga đã sử dụng thành công loại đạn tương tự để tiêu diệt các phần tử khủng bố ở Syria. Các chuyên gia lưu ý rằng những quả đạn này thuộc loại vũ khí chính xác cao và phù hợp với những nhiệm vụ mà đạn pháo truyền thống không thể giải quyết được. Việc hoàn thành các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước sẽ mở ra khả năng sản xuất hàng loạt loại đạn Krasnopol-M2 cho Lực lượng vũ trang Nga.
Báo chí Nga ngày 23/2 còn cho biết, các tổ hợp pháo tự hành của Nga sẽ được hợp nhất vào Hệ thống Chỉ huy Chiến thuật Thống nhất (ESU TZ), các thiết bị tương ứng được lắp đặt trên tất cả các phương tiện mới cho phép đưa thiết bị quân sự vào hệ thống chỉ huy chiến trường thống nhất. Tháng 1/2021, trong cuộc diễn tập của sư đoàn bộ binh cơ giới Elninskaya của Quân khu phía Tây, Nga đã hợp nhất các Msta-SM2 vào một hệ thống điều khiển thống nhất ESU TZ, bao gồm 11 hệ thống con.
ESU TZ cho phép trao đổi dữ liệu theo thời gian thực giữa các lực lượng chiến đấu khác nhau và tạo ra một mạng lưới thông tin thống nhất, dữ liệu từ đó có thể được sử dụng bởi bất kỳ đơn vị chiến đấu nào. Ngoài ra, hệ thống hiển thị một bức tranh toàn cảnh thống nhất về không gian chiến đấu, cho phép xác định các hướng nguy hiểm nhất và đưa ra các đòn đánh tối ưu và mang lại hiệu quả cao nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo