Quốc tế

Mỹ công bố ảnh F-35 thử bom hạt nhân B61-12

Không quân Mỹ vừa công bố hình ảnh lần đầu tiên tiêm kích tàng hình F-35A thử nghiệm thành công bom hạt nhân chiến thuật B61-12.

Hệ thống Filin của Nga đã được thử nghiệm trên vũ khí Mỹ / Tiêm kích F-16 của Mỹ lại rơi

Thử nghiệm nằm trong Dự án B61-12 mở rộng - dự án nâng cấp vũ khí hạt nhân chiến thuật cỡ nhỏ nhằm mục đích tương thích với máy bay F-35. Theo kế hoạch, chương trình sẽ được hoàn tất trong giai đoạn 2020 – 2022.

Theo tính toán, mỗi chiếc F-35 có thể mang được 2 quả B61-12 bên trong khoang. Vậy Mỹ nâng cấp vũ khí hạt nhân chiến thuật và trang bị cho F-35 nhằm đối phó với đối thủ nào?

My cong bo anh F-35 thu bom hat nhan B61-12
F-35A lần đầu thử bom hạt nhân B61-12.

Truyền thông Mỹ từng nhiều lần cho rằng, việc nâng cấp lần này là nhằm vào đối thủ cũ Nga. Số lượng bom hạt nhân B61-12 Mỹ ở châu Âu tuy hiện nay không quá nhiều (khoảng trên 100 quả), nhưng tạo ra mối đe dọa rất lớn đối với Nga.

Nga mặc dù không ngừng cắt giảm số lượng vũ khí hạt nhân thuật, nhưng số lượng của họ vượt xa Mỹ, có khoảng 3.000-4.000 vũ khí hạt nhân chiến thuật, trong khi đó Mỹ có số lượng khiêm tốn hơn rất nhiều.

Vì vậy, Mỹ luôn đề nghị với Nga tổ chức đàm phán cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến thuật, nhưng Nga không muốn từ bỏ ưu thế số lượng, trong vấn đề này hai bên không có điểm chung. Hiện nay, Mỹ đã đưa ra kế hoạch cải tạo hiện đại hóa bom hạt nhân, đã tinh giản số lượng, nhưng đã tăng mạnh chất lượng.

Giới quân sự Mỹ cho rằng, việc sử dụng F-35 để thực hiện các cuộc tấn công vũ khí hạt nhân công suất nhỏ sẽ mở ra triển vọng mới ở cấp độ chiến thuật và chiến dịch cho lực lượng vũ trang nước này. Kẻ thù tiềm năng sẽ khó đối phó với tốc độ, khả năng cơ động và khả năng bay ở độ cao thấp khác nhau của F-35.

Để thực hiện một cuộc tấn công, tiêm kích tàng hình F-35 dựa vào tốc độ cao của mình - một lợi thế không thể phủ nhận. Radar của chúng cho phép phát hiện và phá hủy các loại tên lửa chiến thuật- chiến dịch có bệ phóng di động hoặc các mục tiêu quan trọng khác trong chế độ săn tìm tự do.

 

Trong khi đó B61-12 có cánh lái điều khiển ở phần đuôi và hệ thống dẫn đường quán tính, điều này cho phép chúng thay đổi quỹ đạo bay, nhằm hướng đến mục tiêu một cách chính xác hơn khiến đối phương không thể đối phó.

Kịch bản của Mỹ đã khá rõ ràng nhưng theo Tạp chí quân sự hàng đầu của Mỹ là National Interest, sẽ rất khó để thực hiện được kế hoạch bởi hệ thống S-400 của Nga thừa sức phát hiện và diệt gọn cả tiêm kích F-35 khi chúng lọt vào tầm tác chiến.

Ưu điểm lớn nhất của S-400 là có thể phóng cùng lúc mấy tên lửa với nhiều tầm bắn khác nhau, từ 40, 120, 250 và 400km. Tính năng vượt trội tiếp theo của một trong những đạn tên lửa phòng không (9M96E2 với tầm bay xa 120 km), mà S-400 có thể phóng ra.

Báo Mỹ viết rằng loại tên lửa này không chỉ bay với vận tốc 5km/s mà còn có khả năng triệt hạ các mục tiêu đang bay ở độ cao 5 mét so với mặt đất - tính năng khiến thế mạnh bay thấp của F-35 không có ý nghĩa gì.

Với khả năng đặc biệt của mình, hệ thống S-400 của Nga hoàn toàn có thể phát hiện và diệt gọn F-35 ngay khi tiêm kích này chưa kịp khai hỏa bom B61-12.

 

Hiện chưa thể khẳng định tính xác thực từ những phân tích của tạp chí Mỹ đến đâu nhưng điều đó cũng cho thấy một thực tế rằng, dù F-35 có thể mang được bom hạt nhân B61-12 nhưng sẽ không dễ dàng để người Mỹ thực hiện kế hoạch của mình bởi Nga đang sở hữu lưới lửa phòng thủ hàng đầu thế giới.

Một số hình ảnh F-35A lần đầu thử nghiệm B611-12

My cong bo anh F-35 thu bom hat nhan B61-12

My cong bo anh F-35 thu bom hat nhan B61-12

My cong bo anh F-35 thu bom hat nhan B61-12

My cong bo anh F-35 thu bom hat nhan B61-12
Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm