Quốc tế

Mỹ đe dọa không quân Nga tại Syria bằng Avenger?

Quân đội Mỹ ở miền Bắc Syria đã được trang bị hàng chục hệ thống tên lửa phòng không Avenger, điều này có thể gây ra thách thức với Nga.

Nga phát triển hệ thống tên lửa chống tăng Kornet-D1 mới nhất / Khả năng 'bắn tỉa trên không" của Su-57 Nga khiến NATO hãi hùng

Để đối phó với các chuyến bay thường xuyên của trực thăng vũ trang, máy bay không người lái, tiêm kích và máy bay ném bom của Nga, Mỹ đã triển khai hệ thống tên lửa phòng không Stinger bản di động tới miền Bắc Syria.

Tổ hợp tên lửa vác vai (MANPADS) này được cho là sẽ sử dụng để "chống lại bất kỳ mục tiêu nguy hiểm tiềm tàng nào", điều này rõ ràng không chỉ áp dụng cho Nga mà còn cho cả Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia có kế hoạch sử dụng hàng không quân sự của mình để tấn công người Kurd.

Cụ thể thì vũ khí Mỹ đưa tới phía Bắc Syria là tổ hợp Avenger thực chất là phiên bản cải tiến của Stingers, vì chúng có thể phát hiện độc lập và bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách ngắn. Theo một số dữ liệu, có tổng cộng 3 hệ thống phòng không Avenger và khoảng 20 Stinger MANPADS đã được triển khai tới miền Bắc của Cộng hòa Ả Rập.

Các nguồn tin Syria lại chú ý đến thực tế là Lầu Năm Góc khó có thể quyết định tấn công máy bay của Nga ngay cả trong trường hợp nguy hiểm thực sự xảy ra, vì nhận ra rằng để đáp trả, Nga sẽ ngay lập tức tiến hành một cuộc tấn công tên lửa.

Giới phân tích cho rằng lý do chính của việc Mỹ đưa hệ thống phòng không tới Syria là do cuộc chiến chống lại các máy bay không người lái của Iran - loại Shahed-129, vốn có thể đã được Tehran bí mật đưa tới Syria hồi tuần trước.

My de doa khong quan Nga tai Syria bang Avenger?
Tổ hợp tên lửa phòng không AN/TWQ-1 Avenger được Mỹ đưa tới miền Bắc Syria

Hệ thống phòng không AN/TWQ-1 Avenger được chế tạo vào cuối thập niên 1980, cơ cấu bao gồm một tháp pháo xoay 360 độ với hai cụm ống phóng chứa 8 tên lửa FIM-92 Stinger.

Tên lửa Stinger có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách 4,8 km và độ cao từ 180 - 3.800m. Đầu nổ nặng 3kg, hoạt động theo nguyên lý chạm nổ, được gắn kíp nổ và đồng hồ hẹn giờ tự hủy.

Đạn tên lửa FIM-92 Stinger được đầy khỏi ống phóng bằng liều phóng nhỏ để tạo khoảng cách an toàn với xạ thủ trước khi hệ thống động cơ đẩy 2 tầng nhiên liệu rắn được kích hoạt đưa tên lửa nhanh chóng đạt tốc độ Mach 2,2.

Khi phóng từ bệ Avenger, tên lửa Stinger có thể tiếp nhận dữ liệu về mục tiêu mà không cần phải hướng trực diện vào đối tượng cần tiêu diệt.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm