Quốc tế

Mỹ độ chế F-15 quyết ăn thua với...Su-35?

Để tăng cường khả năng phát hiện và tấn công cho F-15SE, Mỹ quyết định nâng cấp chiến đấu cơ này với những trang bị mới, đặc biệt là hệ thống radar.

HK416 của Đức đủ sức thay thế M-16 Mỹ để tiếp tục so găng với AK Nga / Hải quân Mỹ thiết kế chiến hạm thay thế tàu lớp Arleigh Burke

Không quân Mỹ vừa công bố hợp đồng trị giá 3,12 tỷ USD với nhà thầu Raytheon thực hiện hiện gói nâng cấp một số hạng mục trên chiến đấu cơ F-15, trong đó tập trung chính vào nâng cấp radar APG-82.

Trang Defense World cho biết, chỉ với gói nâng cấp này, những chiếc F-15SE đủ khiến bản mới nhất của Su-30SM1 lép về và có phần nhỉnh hơn dòng chiến đấu cơ thế hệ 4++ mạnh nhất của Nga hiện nay là Su-35.

My do che F-15 quyet an thua voi...Su-35?
Tiêm kích F-15 Mỹ.

Theo nguồn tin này, biến thể Su-30SM1 đã được tập trung vào việc hiện đại hóa hệ thống điện tử cũng như bổ sung thêm các loại vũ khí trang bị hiện đại nhằm giúp nó có sức mạnh chiến đấu tương đương Su-35S.

Vậy sức mạnh của bản Su-30SM1 thế nào khi so sánh với đối thủ đến từ bên kia đại dương đó là F-15SE do Mỹ chế tạo vì cả hai đều thuộc dòng tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng có 2 chỗ ngồi?

Báo Mỹ đặt tình huống một khi xảy ra trường hợp đối đầu trực tiếp giữa 2 chiến đấu cơ này thì cửa thắng lớn hơn sẽ thuộc về chiếc tiêm kích của Nga hay chiến đấu cơ Mỹ? Đầu tiên, thế mạnh của hai chiếc tiêm kích hạng nặng này và luôn mang ý nghĩa quyết định đó chính là không chiến tầm xa.

Trong khi Su-30SM1 hầu như vẫn giữ lại các thành phần cứng như radar mảng pha quét thụ động BARS N001M, chỉ nâng cấp phần mềm cùng bộ vi xử lý nhanh hơn thì trên F-15SE lại là radar AN/APG-82 thuộc dạng quét chủ động (AESA) có độ chính xác, tầm xa lẫn độ tin cậy lớn hơn.

Lợi thế lớn nhất của radar mảng pha quét chủ động là có khả năng nhảy tần cực nhanh trong thời gian rất ngắn, khiến đối phương không thể đưa ra biện pháp đối kháng điện tử phù hợp.

 

Diện tích phản xạ radar của chiếc F-15SE rất nhỏ do được phủ lớp sơn tàng hình và đưa hết vũ khí vào trong khoang, khiến nó tiệm cận với tiêm kích thế hệ 5. Còn đối với Su-30SM, nó không có cải tiến nào trên lĩnh vực này, RCS quá lớn khi có thêm cặp cánh mũi, khiến nó có thể bị F-15SE phát hiện trước từ rất xa và phóng tên lửa tiêu diệt.

Su-30SM1 sử dụng động cơ turbine phản lực AL-31FN với lực đẩy 12.500 kgs mỗi chiếc, còn Silent Eagle là 2 động cơ F110 cung cấp lực đẩy 13.150 kgs. Vận tốc tối đa của chiếc tiêm kích Nga là Mach 2, trong khi ở F-15SE con số này là Mach 2,5+.

Tiêm kích Nga vẫn chỉ mang được 8 tấn vũ khí, thua kém nhiều so với F-15SE, nếu tận dụng cả giá treo ngoài thì sức tải lớn nhất của tiêm kích Mỹ lên tới 10,4 tấn.

Một phần lợi thế trên nằm ở độ bền khung thân của chiến đấu cơ Mỹ cao hơn, điều này còn thể hiện ở cả số giờ bay tới hạn của F-15 là 8.000 giờ, còn Su-30 vẫn chỉ là 3.000 giờ.

Cách duy nhất có thể khiến Su-30SM1 chiếm lợi thế trước F-15SE đó là kéo nó vào không chiến quần vòng cự ly ngắn, lúc này động cơ kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều cùng cánh mũi giúp cho Su-30SM1 chiếm vị trí tốt hơn.

 

Nhưng Nga cũng cần phải đề phòng tên lửa không đối không tầm ngắn có chế độ "khóa mục tiêu sau khi phóng" của tiêm kích Mỹ vì vũ khí này sẽ biến ưu thế về sức cơ động không còn nữa.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm