Nguyên mẫu đầu tiên của oanh tạc cơ tàng hình B-21 Mỹ đã hoàn thiện
Hai nguyên mẫu đầu tiên dùng cho thử nghiệm của oanh tạc cơ tàng hình B-21 vừa được Mỹ chế tạo hoàn thiện, tuy nhiên chúng chưa thể bay thử trong năm nay và phải dời tới năm sau.
Mỹ rút tiền từ Zumwalt đóng tàu chặn đòn siêu thanh / JB Press: Tàu chiến Nga cản trở vụ phóng tên lửa SM-6 Dual-II của Mỹ
Mỹ tiếp tục chứng minh khả năng đi đầu trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Sau khi máy bay ném bom tàng hình B-2 thể hiện rõ sức mạnh, thì không dừng lại ở thành công này, Mỹ tiếp tục phát triển thế hệ máy bay ném bom tàng hình mới mang định danh B-21.
Tuy kích cỡ của máy bay ném bom B-21 Raider có phần nhỏ hơn B-2 và số lượng vũ khí chở theo chỉ bằng một nửa, tuy nhiên năng lực tàng hình lại vượt trội. Hiện các nguyên mẫu B-21 đã sản xuất hoàn thiện.
Trợ lý Bộ trưởng Không quân Mỹ Darlene Costello thông báo tiến độ dự án oanh tạc cơ tàng hình B-21 trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ hôm 9/6, cho biết hai nguyên mẫu đầu tiên đã được hoàn thiện tại Nhà máy số 42 ở Palmdale, bang California.
Không quân Mỹ dự kiến tổ chức chuyến bay thử đầu tiên của dòng oanh tạc cơ B-21 vào tháng 12 năm nay. Tuy nhiên kế hoạch này đã bị lùi lại vì một vài nguyên nhân, máy bay chỉ có thể xuất xưởng vào đầu năm 2022 và chuyến bay đầu tiên sẽ diễn ra vào giữa năm sau.
Ông Costello không cho biết hai nguyên mẫu B-21 sẽ được sử dụng thế nào trước chuyến bay thử, nhưng nhiều khả năng chúng sẽ được tận dụng cho thử nghiệm trên mặt đất và mô phỏng bay.
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo ngại rằng dự án B-21 đang bị chậm tiến độ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch triển khai 225 oanh tạc cơ của không quân Mỹ, trong đó chủ lực vẫn là phi đội B-52 và B-21.
Lực lượng này đang biên chế tổng cộng 21 chiếc B-2 Spirit, 45 máy bay B-1B Lancer và 76 phi cơ B-52, nhưng nhiều chiếc trong số đó không ở trong trạng thái sẵn sàng hoạt động.
"Vì lý do tiến độ chúng tôi không được tiếp nhận những chiếc B-21. Nguy cơ thiếu hụt lực lượng là rất lớn. Cần làm tốt hơn, trong đó có tăng tốc xuất xưởng oanh tạc cơ B-21 nhanh nhất có thể", Phó Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, tướng S. Clinton Hinote nói trong cuộc điều trần.
Không quân Mỹ đề xuất ngân sách gần 2,9 tỷ USD cho chương trình B-21 trong năm tài khóa 2022, tăng 30 triệu USD với một năm trước đó.
B-21 Raider (Kẻ tập kích) là oanh tạc cơ tàng hình thế hệ 5, sở hữu thiết kế cánh bay giống dòng B-2 Spirit ra đời năm 1989.
Không quân Mỹ chưa tiết lộ về tính năng của dòng B-21, nhưng nó dự kiến được tích hợp công nghệ tàng hình tối tân, mang được nhiều vũ khí và có thể tự động hóa cao.
Khả năng tàng hình cùng dàn vũ khí hiện đại khiến B-21 được mệnh danh là sát thủ tàng hình thế hệ mới của Mỹ.
Dự án B-21 có chi phí phát triển khoảng 23,5 tỷ USD, trong đó giá thành chế tạo mỗi chiếc khoảng 656 triệu USD. Máy bay đầu tiên có thể được biên chế trong năm 2025.
Lầu Năm Góc dự kiến mua 100 phi cơ loại này để thay thế những chiếc B-2 và một phần phi đội B-1B Lancer. Hiện giá thành của B-21 chỉ bằng 1/3 máy bay B-2.
B-2 dù được đánh giá cao trong tác chiến tuy nhiên chi phí chế tạo và vận hành quá đắt đỏ.
Một khi B-21 vào biên chế, chúng sẽ thay thế dần những nhiệm vụ mà B-2 đang đảm nhiệm trong vai trò tấn công đột nhập vào mạng lưới phòng thủ dày đặc của đối phương để không kích phá hủy những mục tiêu quan trọng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo