Quốc tế

Mỹ dùng đòn hỗn hợp diệt gọn cả S-400 và Topol-M?

Mỹ công bố đoạn video mô phỏng về đòn tấn công hỗn hợp tiêu diệt cả hệ thống S-400 và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Topol-M Nga.

Lộ cách giấu vũ khí độc đáo của phiến quân Houthi / Mỹ chuẩn bị gửi cho Ukraine một loạt vũ khí mới

Đoạn video chưa đầy 10 giây được phía Mỹ công bố ghi lại cảnh một cuộc tấn công đường không hỗn hợp với sự tham gia của phi đội tiêm kích thế hệ 5 F-35 và máy bay tàng hình tầm xa B-21.

Sau khi xác định được vị trí trận địa tên lửa Nga, máy bay Mỹ đồng loạt phát động tấn công khiến hệ thống phòng thủ S-400 không kịp phản ứng để bảo vệ những tổ hợp Topol-M triển khai gần đó.

Máy bay B-21 xuất hiện trong cuộc tấn công mô phỏng của Mỹ.
Máy bay B-21 xuất hiện trong cuộc tấn công mô phỏng của Mỹ.

Tuy nhiên, ý đồ của Không quân Mỹ thì đã khá rõ ràng: đó là tấn công phá hủy vũ khí Nga trước khi chúng kịp khai hỏa là chiến thuật duy nhất khắc chế được chúng. Mặc dù vậy, đoạn video kết thúc mà không có hình ảnh vũ khí Nga bị phá hủy. Hiện cả Nga và Mỹ vẫn chưa có tuyên bố chính thức về đoạn video được đăng tải.

Nhưng để làm được điều đó hoàn toàn không phải là chuyện dễ dàng với bất kỳ phương tiện và vũ khí nào của Mỹ dù đó là F-35 hay máy bay thế hệ mới B-21 - dòng máy bay được được giá có khả năng "vô hình" và trang bị vũ khí đủ sức xuyên thủng hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Nga.

Theo Defence-blog, để thực hiện kế hoạch của mình, Không quân Mỹ quyết định trang bị cho B-21 loại tên lửa hành trình tầm xa thế hệ mới LRSO.

"Tên lửa LRSO cho phép nâng cấp phần Không quân trong bộ ba hạt nhân của chúng ta. Chiến lược kiềm chế sẽ hoạt động chống lại các đối thủ của Mỹ có khả năng đánh giá mức độ rủi ro. Vũ khí này sẽ mở rộng các tiềm năng của Không quân Mỹ", Tướng Jack Weinstein thuộc Không quân Mỹ nói.

 

Về bản chất, dự án tên lửa hành trình hạt nhân tầm xa này chỉ nhằm chống lại mối đe dọa từ hệ thống phòng không S-400 tối tân của Nga nhằm bảo đảm hòa bình thế giới. LRSO có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong kho vũ khí hạt nhân của Mỹ.

LRSO được phát triển để thay thế cho tên lửa hành trình phóng từ máy bay (ALCM) AGM-86B được biên chế từ thập niên 1980 và đang được trang bị trên máy bay ném bom B-52 của Mỹ.

Mặc dù được đánh giá là hệ thống vẫn đảm bảo độ tin cậy, tên lửa AGM-86B không thể vượt qua hệ thống phòng thủ tối tân S-300/400 của Nga. Sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới phòng không tầm xa với các máy tính tốc độ cao có thể khiến máy bay tàng hình gặp nguy hiểm.

Mẫu ALCM đã hoạt động quá lâu so với tuổi thọ trong thiết kế, cũng như chỉ được phóng từ máy bay B-52. Khác với ALCM, LRSO sẽ là vũ khí chủ lực của máy bay tàng hình B-2 và B-21 tương lai. Mỹ hy vọng tên lửa LRSO sẽ là một trong số ít vũ khí xuyên thủng được phòng thủ Nga.

Theo người đứng đầu trung tâm phân tích Air Power Australia, Carlo Kopp, nếu chỉ dựa vò khả năng tàng hình được Mỹ đánh giá là "vô hình" để tấn công những vũ khí hàng đầu của Nga là chuyện gần như không thể vào lúc này.

 

Bởi những chuyên gia hàng đầu trên thế giới không sử dụng thuật ngữ "vô hình" trong việc ứng dụng công nghệ tàng hình. Không thể sử dụng các phương tiện hiện đại để biến máy bay hay tên lửa thành vô hình.

Chỉ có thể giảm khả năng phát hiện các phương tiện này trên màn hình radar. Đây là gót chân Asin đầu tiên của máy bay tàng hình: chúng vẫn có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ người sử dụng chỉ với các hệ thống phòng không vác vai (MANPADS) tầm ngắn.

Và tên lửa của hệ thống này, trang bị đầu dẫn đường bằng sóng vô tuyến, vẫn có thể "thấy" máy bay. MANPADS hiện đại sử dụng kết hợp cả công nghệ quang học, hồng ngoại, laser và ở đây công nghệ tàng hình bị vô hiệu hóa.

Có thể nói bất cứ chiếc máy bay nào đều có điểm yếu. Tốc độ và sự linh hoạt, trọng lượng mang và tầm hoạt động, hệ thống phát hiện mục tiêu và bảo vệ trước tên lửa phòng không - để chế tạo một chiếc máy bay, tất cả các yếu tố xung đột này đều quan trọng và được tích hợp trong một tổng thể, vì thế phải hy sinh bớt nhân tố này vì nhân tố kia.

Và với nền tảng khoa học hiện có không chỉ của Mỹ, việc biến máy bay trở thành "vô hình" trước phòng không đối phương là bài toán chưa có lời giải.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm