Mỹ giảm sức mạnh tại Saudi: Dấy lên nguy cơ chạy đua vũ trang mới tại vùng Vịnh
TOW-2B của Mỹ thật sự tiêu diệt được “hung thú” T-14 Nga ở Syria? / Ukraine chuẩn bị nhận lô hàng lớn vũ khí, thiết bị quân sự từ Mỹ
Việc quân đội Mỹ rút bớt sự hiện diện tại Saudi Arabia đe dọa dấy lên một cuộc chạy đua vũ trang mới ở Trung Đông vào thời điểm khu vực này đang phải vật lộn với sự suy giảm kinh tế và khủng hoảng y tế cộng đồng từ đại dịch virus corona, theo Asia Times.
Mỹ được biết là sẽ rút hai hệ thống chống tên lửa Patriot khỏi Saudi. Khí tài này đã được gửi tới vương quốc vào năm ngoái để tăng cường phòng thủ trong bối cảnh các cuộc tấn công của Iran vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi.
Lầu Năm Góc xác định rằng mối đe dọa từ Cộng hòa Hồi giáo Iran đã giảm đi, các quan chức Mỹ cho biết vào tuần trước.
Mặc dù có một cuộc gọi điện thoại có vẻ tạo sự yên tâm giữa Vua Saudi Salman và Tổng thống Donald Trump, Saudi có thể nhìn động thái này là một bằng chứng nữa cho thấy họ không thể dựa vào Hoa Kỳ về năng lực phòng thủ.
Vụ rút khí tài này cũng diễn ra sau vụ phóng vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên của Iran. Sự tiến bộ đó dường như đã không chỉ đưa Cộng hòa Hồi giáo vào một nhóm khoảng một chục quốc gia có khả năng phóng vệ tinh lên quỹ đạo, mà còn báo hiệu năng lực quân sự mạnh mẽ của họ bất chấp các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ và khủng hoảng y tế công cộng.
Vệ tinh đó sẽ đóng một vai trò trong việc cung cấp hỗ trợ chiến lược cho các lực lượng vũ trang trong các nhiệm vụ nhận dạng, liên lạc và điều hướng, Tướng Ali Jafarabadi của Iran, chỉ huy của sư đoàn không gian thuộc lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran.
Các bên có lập trường cứng rắn về Iran ở Mỹ và Israel lo ngại rằng vệ tinh này sẽ tăng cường khả năng tên lửa đạn đạo của Cộng hòa Hồi giáo Iran, một trụ cột trong chiến lược phòng thủ của nước này, cũng như khả năng của Hezbollah, nhóm dân quân Shiite thân Iran ở Lebanon, về việc chuyển đổi tên lửa và vũ khí dẫn đường GPS của họ thành các khí tài đạn đạo thông minh.
Con đường phát triển quốc phòng Saudi
Nguy cơ của một cuộc chạy đua vũ trang là rõ ràng khi Hoàng tử Saudi Mohammed bin Salman năm 2018 cảnh báo rằng, không nghi ngờ gì nữa, nếu Iran phát triển một quả bom hạt nhân, chúng tôi sẽ theo sau càng sớm càng tốt.
Sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng nội địa đã là một trụ cột trong kế hoạch Tầm nhìn 2030 của Thái tử Mohammed.
Kế hoạch đó, được xây dựng để hợp lý hóa và đa dạng hóa nền kinh tế Ả Rập, đã vấp phải lo ngại bởi suy thoái kinh tế toàn cầu.
Saudi tuần này đã tăng gấp ba lần thuế bán hàng từ 5% lên 15% và dừng cấp phí sinh hoạt cho nhân viên chính phủ để đối phó với khủng hoảng tài chính.
Anthony Cordesman, một nhà phân tích quân sự vùng Vịnh thuộc CSIS tại Washington, cảnh báo hôm thứ Tư rằng kế hoạch của Saudi về xây dựng một ngành công nghiệp quốc phòng không phải là cách tốt nhất để đa dạng hóa nền kinh tế vương quốc.
Gần như không có cách nào lãng phí tiền hiệu quả hơn là cố gắng tạo ra một cơ sở công nghệ hiệu quả hoặc tài trợ cho nỗ lực lắp ráp vũ khí trong lĩnh vực công nghiệp và công nghệ, ông đưa ra nhận định trong một bài báo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS.
CSIS nhận được tài trợ đáng kể từ các công ty quốc phòng Hoa Kỳ Northrop Grumman và Lockheed Martin.
Hơn nữa, rất có thể, Saudi sẽ không thể cạnh tranh được trong việc bán những vũ khí này trên thị trường quốc tế, Cordesman lập luận.
Việc Iran phóng đi vệ tinh là tín hiệu mới nhất trong một cuộc chạy đua vũ trang mà Iran, và ở mức độ thấp hơn UAE, được đặt vào vị thế tốt hơn so với Saudi về sức cạnh tranh trong ngành công nghiệp quốc phòng hiện tại và có nền tảng công nghiệp đa dạng hơn. Bên cạnh đó, tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái cũng là những khía cạnh phát triển khác.
Với sự giúp đỡ của Trung Quốc?
Các hình ảnh vệ tinh tiết lộ năm ngoái rằng Saudi có một cơ sở nằm sâu trong sa mạc được thiết kế để thử nghiệm và có thể chế tạo tên lửa đạn đạo. Những vũ khí đó có khả năng có khả năng đưa đầu đạn hạt nhân tới các mục tiêu cách xa hàng ngàn km từ điểm phóng.
Cơ sở này được cho là nhằm chống lại chương trình tên lửa đạn đạo tiên tiến hơn của Iran.
Vương quốc này cũng dự kiến để vào năm tới bắt đầu sản xuất máy bay không người lái quân sự để đối trọng với máy bay không người lái mang bom (UAV) của Iran có tầm bắn 1.500 km.
Trung Quốc đã đồng ý vào năm 2017 để xây dựng một cơ sở ở Saudi để sản xuất UAV, nơi sẽ là cơ sở sản xuất quân sự đầu tiên ở nước ngoài của nước này
Trung Đông đã trở thành một đấu trường tác chiến máy bay không người lái, ông Alessandro Arduino, một nhà nghiên cứu tác chiến máy bay không người lái tại Viện Trung Đông của Singapore.
"Việc triển khai của họ đã mở ra một kỷ nguyên mới về sự răn đe thời hậu virus corona và đưa học thuyết về vũ khí quân sự thông thường lên vị trí ưu tiên. Từ Yemen đến Libya và Syria, các bên tham chiến cũng phản đối các lời kêu gọi đình chiến và cuộc chiến của họ được giúp sức bởi vai trò của các UAV có vũ trang".
Một cuộc chiến bằng máy bay không người lái cũng có thể giảm đi cái giá phải trả của các bên. Nền kinh tế Saudi và Iran đang bị lún sâu bởi một cuộc khủng hoảng toàn cầu sâu rộng, sự sụp đổ của giá dầu, đại dịch y tế và trong trường hợp của Iran là có thêm các lệnh trừng phạt của Mỹ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo