Quốc tế

Phiên bản FGM-148F có giúp Mỹ hạ được xe tăng Nga?

Tập đoàn Lockheed Martin và Raytheon của Mỹ tuyên bố bắt đầu phát triển phiên bản mới của tên lửa chống tăng Javelin.

Bộ Ngoại giao Mỹ điểm danh 5 quốc gia 'không hợp tác đầy đủ' chống khủng bố / Bóc trần ưu, nhược điểm của 10 vũ khí tối thượng Nga-Mỹ: "Đắt xắt ra miếng"?

Phiên bản mới có tên đầy đủ là Javelin FGM-148F. Những đặc điểm tính năng kỹ chiến thuật của FGM-148F nằm ở đầu đạn đa năng. Nhờ có đầu đạn mảnh tên lửa Javelin mới có khả năng tiêu diệt sinh lực đối phương, phá hủy các mục tiêu thiết giáp, phá hủy các công trình, công sự.

Cùng với sự khác biệt, tên lửa phiên bản mới vẫn giữ được khả năng tiêu diệt xe tăng, thiết giáp hạng nặng. Ngoài sự khác biệt về đầu đạn, FGM-148F có khối lượng nhẹ hơn so với các phiên bản trước đây.

Phien ban FGM-148F co giup My ha duoc tang Nga?
Tên lửa chống tăng Javelin.

Đây không phải là lần đầu tiên chương trình sản xuất Javelin vớichuẩn FGM-148F được Mỹ công khai, tuy nhiên chương trình này bị gián đoạn hồi cuối năm 2016 do xuất hiện vấn đề với đầu đạn tên lửa.

Việc sản xuất phiên bản FGM-148F sẽ được thực hiện theo bốn giai đoạn. Phiên bản FGM-148F là sản phẩm của giai đoạn phát triển (vòng xoáy) thứ 2, giai đoạn 3 và 4, các nhà sản xuất sẽ tiếp tục giảm trọng lượng và giá thành của tổ hợp.

Với những gì được nhà sản xuất thông báo về phiên bản FGM-148F cho thấy, khả năng diệt tăng của dòng tên lửa này vẫn giữ nguyên và việc đối phó với những cỗ tăng hạng nặng như Armata là chuyện rất khó dù dòng tên lửa này sở hữu đòn đánh "đột nóc" cực hiểm.

Theo nhận định của Brig Ben Barry, chuyên gia hàng đầu của Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược London (IISS), đạn pháo và vũ khí chống tăng của NATO hiện có hầu như không có tác dụng khi tấn công tăng Armata của Nga.

Chiến tăng T-14 Armata được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động Afghanit, có thể phá hủy các đầu đạn chống tăng hay làm chúng không hoạt động. Radar quang điện của Afghanit gồm bốn anten mảng pha chủ động, cảnh báo các đầu đạn đang bay về phía xe.

 

Thiết bị gây nhiễu sẽ làm rối loạn quỹ đạo tên lửa - tia laser và radar dẫn đường sẽ bị khóa do màn khói. Brig Ben Barry cho rằng, một hệ thống như vậy là mối đe dọa cho cả một thế hệ súng chống tăng, kể cả tổ hợp tên lửa Javelin thế hệ mới.

Vấn đề với phương Tây còn nghiêm trọng hơn khi Nga khẳng định, hệ thống Afganit trên tăng Armata đủ sức vô hiệu được cả đạn pháo chống tăng dưới cỡ sử dụng thanh xuyên làm từ hợp kim Uranium nén (APDS).

APDS là dòng đạn chống tăng được trang bị phổ biến trên các dòng xe tăng Mỹ và phương Tây nhờ hiệu quả tác chiến cao và khó bị ngăn chặn. APDS lần đầu tiên được Quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Vùng Vịnh lần 1.

Viện thiết kế công cụ KBP cho biết, để có đủ khả năng ngăn chặn đạn APDS, tổ hợp Afganit đã được nâng cấp hệ thống đạn đánh chặn và máy tính trung tâm. APS này hoạt động dựa trên kết hợp tín hiệu từ hệ thống radar mảng định pha chủ động và các cảm biến hồng ngoại lắp đặt trên xe tăng T-14 để phát hiện các loại đạn chống tăng bắn tới.

Sau khi tính toán phần tử bắn, Afganit sẽ phóng các đạn đánh chặn sử dụng cơ cấu nổ lõm để vô hiệu hóa mục tiêu trước khi nó kịp tấn công xe tăng. Hiện tại, Afganit là trang bị tiêu chuẩn trên xe tăng T-14 và xe chiến đấu hộ vệ tăng T-15.

 

Trong tương lai, tổ hợp vũ khí phòng thủ này có thể được trang bị trên nhiều dòng xe chiến đấu khác của Nga và biến chúng thành những "lô cốt" di động gần như không bị phá hủy bởi vũ khí chống tăng.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm