Quốc tế

Mỹ không thu được gì khi dùng F-117 tập đối phó Su-57

Mỹ đã không hề giấu mục đích dùng tiêm kích F-117 Nighthawk làm mục tiêu bay tập đối phó với máy bay tàng hình Nga. Nhưng mọi chuyện có dễ như vậy.

Cơ chế xuyên phá của Vikhr-1 phá hủy mọi cỗ tăng / Nga dẫn đầu vẫn bị Mỹ tố 'chôm' công nghệ siêu thanh

Trang Aviationist vừa công bố video ghi lại sự xuất hiện của 2 chiếc tiêm kích tàng hình F-117 Nighthawk tại căn cứ Không đoàn tiêm kích 44 ở California chuẩn bị cho cuộc diễn tập không chiến với F-15C/D của đơn vị trong những ngày tới.

Tiêm kích tàng hình F-117 trong nhiều năm qua đóng vai trò mục tiêu có tiết diện radar nhỏ để phục vụ không quân Mỹ huấn luyện tập đối phó với tiêm kích tàng hình khi các đối thủ tiềm tàng như Nga và Trung Quốc ngày càng áp dụng rộng rãi công nghệ này.

My khong thu duoc gi khi dung F-117 tap doi pho Su-57
F-117 Nighthawk tại căn cứ Không đoàn tiêm kích 44 ở California.

Những chiếc F-15 thuộc Không đoàn 44 có nhiệm vụ chính là tác chiến không đối không, được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động, có thể phát hiện các mục tiêu có tiết diện radar nhỏ như F-117 Nighthawk hay các loại tên lửa hành trình bay thấp.

Không quân Mỹ còn sở hữu hệ thống cảm biến Sniper giúp xác định và theo dõi các mục tiêu này để đối phó từ xa. Trong khi đó F-117 Nighthawk được biên chế cho không quân Mỹ từ tháng 10/1983 và được cho nghỉ hưu, đưa vào niêm cất từ tháng 4/2008. Kể từ đó, mẫu máy bay này thường được sử dụng để làm "bia tập bắn" cho các tiêm kích Mỹ.

Không quân Mỹ cho rằng, F-117 là mẫu chiến đấu cơ đóng vai đối thủ độc nhất vô nhị, giúp các phi công nâng cao khả năng tác chiến chống mục tiêu khó phát hiện. Máy bay tàng hình này cũng tham gia các cuộc thử nghiệm và phát triển khác liên quan đến tiết diện radar.

Mục đích của Không quân Mỹ với sự trở lại của F-117 Nighthawk đã rất rõ ràng nhưng theo chuyên gia của Aviationist, đối phó với mục tiêu tương tự F-117 là hoàn toàn có thể với chiến đấu cơ Mỹ nhưng với những tiêm kích như Su-57 của Nga, thành quả Mỹ thu được vẫn là dấu hỏi lớn bởi khả năng tàng hình của chúng khác xa nhau.

F-117 đã được sử dụng nhiều lần trong chiến tranh. Phi vụ đầu tiên của nó diễn ra trong cuộc chiến Panama - Mỹ năm 1989. Trong lần đó hai chiếc F-117A Nighthawk đã ném hai quả bom xuống sân bay Rio Hato.

 

Trong Chiến tranh Vùng Vịnh, nó đã thực hiện tốt nhiệm vụ ném những quả bom thông minh xuống các mục tiêu quân sự Iraq. Từ đó nó đã được sử dụng tại Chiến tranh Kosovo năm 1999, Chiến dịch Tự do Bền vững và trong cuộc xâm lược Iraq năm 2003.

Tuy nhiên một chiếc F-117 đã bị bắn hạ trong chiến đấu bởi các lực lượng Serbia (Nam Tư) trong Chiến tranh Kosovo. Ngày 27/3/1999, Tiểu đoàn số 3 - Trung đoàn Tên lửa 250 dưới quyền chỉ huy của Đại tá Zoltán Dani, được trang bị tên lửa Isayev S-125, đã bắn hạ chiếc F-117A số hiệu 82-806 bằng một quả tên lửa S-125.

Sự kiện này đã gây chấn động khi lần đầu tiên, loại máy bay tàng hình hiện đại bậc nhất của Mỹ lại bị kiểu tên lửa phòng không bị coi là lạc hậu như S-125 (do Liên Xô sản xuất) bắn hạ. Chiến tích này có được hoàn toàn không phải do may mắn, lực lượng phòng không Nam Tư đã phải chuẩn bị từ lâu với hàng loạt chiến thuật khôn khéo để có được chiến thắng này.

Theo Wesley Clark và các vị tướng khác của NATO, các lực lượng phòng không Nam Tư đã nhận thấy rằng họ có thể phát hiện những chiếc F-117 bằng các loại radar Liên Xô hoạt động ở bước sóng dài cỡ dm hoặc mét, dù những radar này được chế tạo từ đầu thập niên 1960 và bị coi là cổ lỗ.

Điều này, cộng với việc máy bay bị giảm khả năng tàng hình khi cửa phụt khí bị ướt (do hơi nước trên cao bám vào) hoặc khi mở cửa khoang bom, khiến chúng đã bị phát hiện trên màn hình radar Nam Tư và cái kết bi thảm với F-117 là không thể tránh khỏi.

 

Chính việc F-117 dễ dàng bộc lộ trên màn hình radar Liên Xô sản xuất và bị tên lửa S-125 đánh chặn khiến chuyên gia của Aviationist tin rằng, nếu Mỹ chỉ dựa vào khả năng phát hiện được F-117 mà tin rằng có thể đối phó được những tiêm kích tàng hình mạnh như Su-57 của Nga là rất khó.

Bởi Su-57 sở hữu diện tích phản xạ radar (RCS) cực nhỏ chỉ vào khoảng 0,0001m2, trong khi đó chỉ số này trên tiêm kích tàng hình mới nhất của Mỹ là F-35 lớn hơn đáng kể so với tiêm kích tàng hình Nga.

Tiêm kích F-117 Nighthawk xuất hiện tại căn cứ ở California


Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm