Quốc tế

Mỹ lại nhận thua xa vũ khí siêu thanh Nga

Trong phân khúc vũ khí siêu vượt âm, Mỹ đang cho thấy sự lạc hậu của mình so với những thành tích đáng nể Nga đã đạt được.

Siêu UAV của Trung Quốc có thêm vũ khí mới, đáng gờm thế nào? / Iran tuyên bố không bao giờ sở hữu vũ khí hạt nhân

Thừa nhận trên được đích thân Tướng John Hayten , phó chủ tịch của Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho biết, hiện nay Mỹ đang đầu tư nhiều vào lĩnh vực vũ khí tốc độ cao nhưng so với thành quả Nga đã đạt được, bước tiến của Mỹ thực sự không đáng kể.

"Trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh, hiện Mỹ đang phải cạnh tranh với nhiều cường quốc trên thế giới. Chúng tôi đã đi trước đối thủ 10 năm, đã có 2 chương trình và 2 nguyên mẫu... đã ra đời. Nhưng họ (Nga) đã làm rất tốt và điều đó cho thấy sự lạc hậu của chúng tôi", Tướng John Hayten thừa nhận.

Mỹ thử tên lửa AGM-183A.
Mỹ thử tên lửa AGM-183A.

Thừa nhận của tướng Mỹ không phải là quá mới và bất ngờ bởi ngay trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper cũng có tuyên bố tương tự trong bài phát biểu tại Diễn đàn Quốc phòng Reagan:

"Chúng ta đã tạm dừng phát triển các công nghệ siêu vượt âm cách đây vài năm, dù khi đó chúng ta đang ở vị trí dẫn đầu. Và những gì chúng ta đang làm bây giờ là lên kế hoạch để đuổi kịp Nga.

Bây giờ họ còn có tiềm năng quân sự rất lớn mà chúng ta không có về tên lửa tầm trung và tầm ngắn với tốc độ siêu nhanh. Do vậy, chúng ta phải theo dõi sát sao những gì người Nga đang làm", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thừa nhận.

Theo báo cáo ngân sách quốc phòng, quân đội Mỹ muốn chi gần 3 tỷ USD cho chương trình phát triển vũ khí siêu vượt âm giai đoạn tới.

 

Thành quả duy nhất đến thời điểm hiện tại với chương trình vũ khí siêu thanh Mỹ đang theo đuổi đạt được là lần thử nghiệm gắn tên lửa siêu thanh AGM-183A (chưa được trang bị đầu đạn và hệ thống dẫn đường) lên máy bay B-52H thử nghiệm một vài thông số.

Nếu thử quá trình thử nghiệm thành công và được trang bị chính thức, AGM-183A được đánh giá tối ưu hơn cả Kinzhal của Nga khi nó có thể đạt tốc độ tối đa gần Mach 20. Tuy nhiên, ngay cả thời điểm chính thức phóng lần đầu và thời gian trang bị, giới chức quân sự Mỹ vẫn chưa thể đưa ra.

Trong khi đó, Nga đãc hính thức trang tên lửa siêu vượt âm Avangard từ cuối năm 2019 và những tên lửa siêu thanh khác như Kinzhal và tên lửa Zircon đang tiến hành những cuộc thử nghiệm cuối cùng và sẵn sàng cho trang bị.

Nói về sự nguy hiểm của Avangard, trang National Interest của Mỹ cho rằng đây thực sự là cơn ác mộng với Mỹ và đồng minh NATO. "Với tốc độ tối đa của đầu đạn siêu vượt âm lên tới Mach 27 cùng quỹ đạo bay không thể đoán trước, hiện không một hệ thống phòng thủ nào của Mỹ đủ sức chặn được đòn tấn công của Avangard".

Thế mạnh của Nga đã được Tổng thống Putin đầy tự tin khi tuyên bố trong Thông điệp Liên bang tại thủ đô Moskva hôm 15/1: Nga đứng đầu về siêu vũ khí chiến lược.

 

"Đây là lần đầu tiên, tôi xin nhấn mạnh là lần đầu tiên trong lịch sử tồn tại của vũ khí hạt nhân và tên lửa chiến lược, tính cả thời Liên Xô và ngày nay, chúng ta không phải đuổi theo bất kỳ ai.

Ngược lại, các nước đi đầu thế giới vẫn đang phát triển những vũ khí mà nước Nga đã sở hữu. Vũ khí tối tân bảo đảm chính quyền Nga đang thực hiện các bước đi củng cố an ninh quốc gia.

Điều cần thiết là tiếp tục tiến lên, liên tục theo dõi và phân tích những diễn biến mới trên thế giới, trong khi phát triển các hệ thống vũ khí và thiết bị tương lai. Đó là điều chúng ta đang làm", Tổng thống Putin tuyên bố.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm