Quốc tế

Mỹ liệu đã có “câu trả lời” cho Avangard?

Từ cuối năm 2019, khi quân đội Nga bắt đầu đưa thiết bị siêu vượt âm Avangard vào trực chiến, Mỹ và phương Tây cảm thấy đây là một mối nguy cơ lớn và đã có những điều chỉnh chính sách an ninh chiến lược và phát triển vũ khí đối trọng thích hợp.

Bộ tộc Syria trục xuất phiến quân do Mỹ hậu thuẫn khỏi thị trấn biên giới Raqqa-Hasakah / Chuyên gia Mỹ chê bai Su-57 chỉ tương đương F-15EX thế hệ 4,5

Điều này được hiện thực hóa thông qua những tuyên bố về siêu vũ khí, chưa từng có tiền lệ của giới chức quân sự Mỹ mới đây.

Tuy nhiên, việc tìm ra phương án đối phó với loại vũ khí mang công nghệ vượt trội như Avangard không phải ngày một, ngày hai, mà là cả một quá trình cần nhiều thời gian và nguồn lực.

Phản ứng của Mỹ đối với Avangard

Trong bài viết mới đây đăng tải trên Tạp chí Mỹ The National Interest của tác giả Peter Suciu đã đề cập tới thiết bị lượn siêu vượt âm Avangard và các phương án đối phó của Washington. Theo đánh giá của tác giả Peter Suciu, Avangard thực sự là vũ khí vượt trội, nhưng không phải là tất cả. Thiết bị lượn siêu vượt âm giúp Nga có lợi thế phủ đầu các căn cứ hạt nhân trên bộ của Mỹ trong chiến tranh hạt nhân toàn diện. Tuy nhiên, nó lại không hiệu quả với các đòn đáp trả hạt nhân từ tàu ngầm chiến lược.

Cùng với đó, Mỹ cũng đang tích cực nâng cấp kho vũ khí hạt nhân để đối trọng với Avangard với hợp đồng với hãng chế tạo Northrop Grumman ước tính tới gần 100 tỷ USD cho tới thập niên 2020. Đây có thể coi là bước đi lấy lượng bù chất của Lầu Năm Góc. Ngoài ra, hàng loạt chương trình vũ khí siêu vượt âm mới đang được Mỹ đẩy nhanh tiến độ, trong đó đáng chú ý là chương trình vũ khí có khả năng bay với vận tốc gấp 17 lần tốc độ âm thanh (Mach 17) với độ chính xác rất cao được Tổng thống Donald Trump tiết lộ hồi tháng 5/2020.

Một vụ phóng thử ICBM mang thiết bị lượn siêu vượt âm Avangard.

Dù Tạp chí The National Interest đã liệt kê một số phương án đối phó với Avangard của Mỹ. Tuy nhiên, phần lớn chúng đều dựa trên những nền tảng công nghệ cũ nhằm mục tiêu nâng cao khả năng phản của Mỹ khi bị động trước các đòn tấn công bằng vũ khí siêu vượt âm tương lai hoặc chỉ mới là các dự án nằm trên giấy, nguyên mẫu, không thể so sánh với loại vũ khí đã đưa vào trang bị như Avangard. Chuyên gia quân sự Mỹ đã lờ đi việc hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ hoàn toàn bất lực trước thiết bị lượn siêu vượt âm của Nga ở thời điểm hiện tại.

Một điểm đáng chú ý khác là chương trình nâng cấp vũ khí hạt nhân trên bộ - GBSD của Mỹ thực tế là phát triển dòng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới thay thế cho Minuteman 3. Được dự kiến đưa vào trang bị từ năm 2027, nhưng ICBM mới vẫn chỉ được thiết kế để mang các loại đầu đạn hạt nhân truyền thống, không thể so sánh với Avangard. Trong khi đó, “siêu tên lửa” theo lời của Tổng thống Donald Trump vẫn đang trong quá trình phát triển và rất khó đánh giá nó có đạt được đúng như các thông số thiết kế hay không?

Cần nhấn mạnh rằng, Avangard thực tế là một thiết bị lượn siêu vượt âm, được thiết kế là một phần cấu thành trong ICBM. Không giống như các đầu đạn bay theo đạn đạo truyền thống, Avangard được tên lửa đẩy mang lên độ cao 1.500km và sử dụng thế năng để lượn theo quỹ đạo bất đẳng với vận tốc gấp 20 lần tốc độ âm thanh (Mach 20). Điều này đạt được là nhờ công nghệ vật liệu chịu nhiệt và ổn định khí động cực kỳ phức tạp. Theo thông tin từ Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng Nga, thiết kế cánh lượn và thân của Avangard chịu được ngưỡng nhiệt độ 1.600 độ C. Ở một vài vị trí, ngưỡng này lên tới 2.000 độ C. Không chỉ chịu được nhiệt độ cao, thiết kế của Avangard cho phép nó trượt trên các dòng khí và bằng cách nào đó duy trì được kết nối với trung tâm chỉ huy xuyên qua lớp mây plasma trung hòa về điện để cơ động quỹ đạo. Đây là bước đột phá về công nghệ hàng không quân sự, mà chưa quốc gia nào sở hữu.

Một thiết bị lượn Avangard trong quá trình chế tạo.

Mất ưu thế chiến lược

Trong suốt nhiều thập kỷ qua, Mỹ luôn cố gắng duy trì ưu thế trong lĩnh vực quân sự và vũ khí chiến lược với phần còn lại của thế giới. Điều này có thể thấy rõ qua việc số lượng, chủng loại vũ khí mới được Lầu Năm góc đưa vào trang bị. Tuy nhiên, lợi thế này đã bị biến mất với thế hệ vũ khí siêu vượt âm mới như: Avangard, Kinzhal và Zircon.

 

Dù cũng thực hiện nhiều chương trình phát triển vũ khí siêu vượt âm, nhưng Mỹ không đạt được kết quả hiện thực thành vũ khí trang bị như Nga. Washington đã cảm thấy bất ngờ với các loại vũ khí mới được công bố trong Thông điệp Liên bang của Nga năm 2018. Dù tiềm lực của Nga không thể so sánh với Mỹ, số lượng các thiết bị Avangard đưa vào trang bị chưa nhiều, nhưng chúng lại loại vũ khí Washington không thể ngăn chặn, cũng không có đối trọng.

Sử dụng những nguyên tắc vật lý mới khiến việc phát triển vũ khí đối trọng và ngăn chặn Avangard bất khả thi ở thời điểm hiện tại.

Giới chuyên gia quân sự quốc tế đánh giá, sự xuất hiện của Avangard đã khiến hệ thống phòng thủ tên lửa trị giá hàng trăm tỷ USD và mất nhiều thập kỷ xây dựng của Mỹ mất tác dụng. Để đối phó với những loại vũ khí siêu vượt âm như Avangard, Washington lại phải bắt đầu từ vạch xuất phát tiêu tốn nguồn lực, thời gian để tìm phương án ngăn chặn. Thậm chí, ở thời điểm hiện tại vẫn chưa xác định công nghệ, phương án đối phó với vật thể bay với vận tốc Mach 20 như Avangard.

Chính vì chưa có phương án đối phó hiệu quả với vũ khí siêu vượt âm mới của Nga, Washington đang phải tìm các giải pháp truyền thống hơn là tăng cường năng lực của lực lượng hạt nhân chiến lược. Biện pháp này sẽ được tiếp tục cho tới khi Mỹ tìm ra loại vũ khí có thể đối trọng được với Avangard trong tương lai.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm