Quốc tế

Mỹ "lột xác" cho F-35 bằng siêu động cơ

Với hệ thống động cơ mới, F-35 sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh, sự cơ động và giúp tiêm kích này có thể tiệm cận với máy bay thế hệ 6.

Mỹ sẽ chấm dứt sớm chương trình siêu tàu sân bay Gerald Ford? / Lộ cách giấu vũ khí độc đáo của phiến quân Houthi

Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ, nhà sản xuất động cơ Mỹ đã giành được hơn 300 triệu USD để chế tạo hệ thống động cơ phản lực thế hệ mới dùng cho chương trình máy bay tàng hình F-35 của Mỹ và xuất khẩu cho Nhật.

"Những nhà thầu Pratt và Whitney Engines, East Hartford, Connecticut đã được trao hợp đồng trị giá trên 300 triệu USD cho việc sản xuất và cung cấp hàng chục hệ thống động lực F135-PW-100 cho quân đội Mỹ và nhật Bản", Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố hôm 16/3.

Mỹ thử động cơ của-35.

Mỹ thử động cơ của-35.

Nếu như dự án GO1 nhằm giảm mức tiêu thụ nhiên liệu của động cơ 5% và tăng lực kéo của động cơ chính lên 10%, thì GO2 khả năng của chúng sẽ được tăng cường hơn nữa và sẽ tiến gần tới máy bay tiêm kích thế hệ thứ 6, nhà thầu Mỹ khẳng định. Bản hợp đồng sẽ phải hoàn thành trước khi kết thúc tháng 12/2022. Đại diện Pratt và Whitney Engines tuyên bố, việc trang bị động cơ mới cho phép tăng cường khả năng cơ động và khả năng tàng hình của F-35. Dự án được gọi là GO2 - là dự án nối tiếp dự án GO1 nhằm nâng cao khả năng chiến đấu cho lực lượng vũ trang Mỹ và một số đồng minh.

Theo kế hoạch dự án GO2 sẽ được bắt đầu từ năm 2021. Đại diện công ty sản xuất động cơ máy bay quân sự và dân sự này khẳng định rằng, với công nghệ hiện tại của công ty Pratt và Whitney Engines, loại động cơ mới tạo ra sẽ đáp ứng yêu cầu của máy bay tiêm kích thế hệ thứ 6.

Theo Bromberg, nhà sản xuất F-35 Lockheed Martin sẽ không thay đối trong cấu trúc cơ bản của máy bay. Nhưng nếu các dự án GO1/GO2 thành công, người Mỹ sẽ tiếp tục nâng cấp "máy bay vàng" thành máy bay tiêm kích thế hệ thứ 6.

Thông tin này thực sự là một tín hiệu tích cực đối với dự án F-35. Thực tế dự án này của Mỹ bị chỉ trích liên tục. Đại diện quân đội Mỹ, Patrick Shanahan đã nhiều lần chỉ trích rằng, mặc dù tiêm F-35 gặp loạt sự cố nhưng thực tế từ năm 2014 máy bay tiêm kích này không có gì đổi mới.

 

Thậm chí Không quân Mỹ còn xem xét việc hủy bỏ đơn đặt hàng 590 chiếc máy bay F-35, vì chiếc máy bay này quá đắt đỏ trong việc sử dụng và bảo quản, hơn nữa chúng được coi là một máy bay không an toàn. Tổng cộng, Không quân Hoa Kỳ đã chỉ ra 966 lỗi kỹ thuật và nhược điểm của F-35. Một con số khiến các chuyên gia hàng không đặc biệt lo ngại.

Đối với những người ủng hộ Lockheed Martin họ tìm mọi cách biện minh cho dự án này. Ví dụ họ cho rằng, phát triển một tiêm kích thế hệ mới đòi hỏi phải trải qua nhiều cuộc thử nghiệm để hoàn thiện chúng.

Thậm chí họ còn nói rằng, việc phát triển F-35 đang lặp lại quá trình phát triển máy bay thế hệ thứ 2 F-5 Freedom Fighter, mà sau này chúng đã trở thành cơ sở để phát triển máy bay thế hệ thứ 3 và thứ 4. Do đó việc phát triển F-35 sẽ có một tương lai hứa hẹn.

Tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng, nếu nâng cấp một máy bay chưa sẵn sàng chiến đấu ở thế hệ này thành một tiêm kích ở thế hệ sau thì khả năng chiến đấu của chúng sẽ khó có thể đạt được.

Thay vì muốn tạo ra tiêm kích thế hệ thứ 6, người Mỹ nên tập trung hoàn thiện khả năng chiến đấu của tiêm kích thế hệ thứ 5. Nhưng F-35 có tiệm cận với tiêm kích thế hệ 6 khi được mang động cơ mới hay không cần phải có thời gian kiểm chứng.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm