Quốc tế

Tướng Mỹ: 3.000 tên lửa Iran không với tới căn cứ Mỹ

Theo Tướng Kenneth McKenzie, Iran hiện có khoảng 3.000 tên lửa đạn đạo các loại nhưng chúng không thể với tới căn cứ Mỹ trong khu vực.

Diễn biến mới làm căng thẳng thêm quan hệ Nga - Belarus / Lực lượng Không gian Mỹ sử dụng vũ khí gì?

Tướng Kenneth McKenzie, hiện là Tổng tư lệnh Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ (CENTCOM), cho biết trong cuộc họp với Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Thượng viện vào ngày 10/3, hiện nay trong kho vũ khí của Iran có từ 2.500 đến 3.000 tên lửa đạn đạo.

Tuy nhiên, vị tướng Mỹ cho rằng phần lớn số tên lửa này đều là tên lửa tầm ngắn và chúng không thể tấn công được tới các căn cứ Mỹ trong khu vực. Mặc dù vậy, Mỹ vẫn cần củng cố hệ thống phòng thủ quanh khu vực, đặc biệt là căn cứ không quân Prince Sultan (PSAB) ở miền Trung Saudi Arabia.

Tuong My: 3.000 ten lua Iran khong voi toi can cu My
Tên lửa đạn đạo Iran.

"Khoảng cách của căn cứ này nằm ngoài tầm bắn của tên lửa đạn đạo Iran nhưng đó đủ gần để các loại máy bay phát động cuộc không kích nhằm vào căn cứ này. PSAB cách lục địa Iran 580km và hiện được bảo vệ bởi ít nhất một hệ thống phòng không Patriot", ông Kenneth McKenzie cho biết.

Đồng thời vị tướng này cũng cũng xác nhận phòng thủ Mỹ cũng đang triển khai hệ thống Patriot đến Iraq - nơi có khoảng 5.000 binh sĩ được triển khai.

Điều đặc biệt là trước khi tướng Mỹ tuyên bố về sự "vô hại" của kho tên lửa Iran, đã có hai căn cứ quân sự nước này tại Iraq hứng chịu cuộc tấn công của hàng chục tên lửa đạn đạo do Iran phóng đi nhằm trả thù cho Tướng Soleimani thiệt mạng do Mỹ không kích.

Không những vậy, Thiếu tướng Amir Hajizadeh thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran còn khẳng định rằng, với kho tên lửa hiện có, Tehran có thể đặt mọi căn cứ của Mỹ trong khu vực vào tầm bắn.

Trung Đông vốn được coi là điểm nóng của thế giới. Hiện tại, Mỹ đang duy trì sự hiện diện quân sự tại Bahrain, Qatar, Kuwait, UAE, Oman và Saudi Arabia. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ cũng duy trì căn cứ không quân quan trọng Incirlik với vai trò kiểm chế và đảm bảo khả năng răn đe chiến lược nhằm vào Liên Xô trước đây và nước Nga hiện nay. Ngoài ra, Mỹ cũng có sự hiện diện quân sự tại Afghanistan.

 

Điểm nguy hiểm với Mỹ là toàn bộ các căn cứ quân sự Mỹ tại Trung Đông đều nằm dưới tầm hỏa lực của Iran. Điều này đã được chứng minh qua vụ tấn công trả đũa bằng tên của Tehran nhằm vào căn cứ quân sự Mỹ tại Iraq sau vụ không kích làm tướng Qasem Soleimani thiệt mạng.

Dù không ghi nhận bất kỳ binh sĩ Mỹ nào thiệt mạng, nhưng vụ tấn công chính là lời cảnh báo của Iran rằng, trong trường hợp chiến tranh xảy ra, tất cả các căn cứ quân sự Mỹ tại Trung Đông sẽ không còn được an toàn.

Mới đây, chuyên gia quân sự Abdollah Ebadi thuộc hãng thông tấn Iran FARS đã nêu đích danh 8 căn cứ quân sự Mỹ tại Cận Đông nằm trong khả năng tấn công của Iran. Ngoài các căn căn cứ quân sự trên, các đơn vị quân sự Mỹ thường trực tại Iraq và Afghanistan cũng nằm trong tầm ngắm.

Không chỉ sử dụng các đòn tấn công trực tiếp, Iran có thể phát động các đợt tấn công do các đơn vị Hồi giáo thân hữu có mặt tại khắp khu vực Cận Đông nhằm vào lực lượng quân sự Mỹ. Điều này chính là cơn ác mộng đối với các nhà hoạch định chiến lược ở Lầu Năm Góc.

Cùng với đó, Thiếu tướng Amir Hajizadeh cũng tuyên bố rằng, với kho tên lửa hiện có của mình, Tehran thừa sức tấn công vào bất kỳ căn cứ nào của Mỹ nếu xảy ra xung đột.

 

Theo vị tướng này, hiện trong kho tên lủa Iran đang sở hữu Qiam-1, tên lửa Shahab và nhiều loại tên lửa khác nhưng Sejjil-1 và Sejjil-2 mới là đáng sợ nhất. Dòng tên lửa này có tầm hoạt động khoảng 2.000 đến 2.500 km.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm