Quốc tế

Mỹ 'lột xác' cho MQ-9 sau khi 'rụng như sung'

Nhà thầu General Atomics đã bắt đầu quá trình thử nghiệm tại Trung Đông phiên bản nâng cấp của MQ-9 dành cho quân đội Mỹ.

Mỹ đòi Nga trả lại... mảnh vỡ của MQ-9 / Khám phá "tên lửa hỏa ngục" từ máy bay MQ-9 Mỹ đã giết chết tướng Iran

Những cuộc thử nghiệm của máy bay tấn công không người lái (UCAV) MQ-9 Reaper được bắt đầu từ giữa tháng 4/2020 tại một khu vực không được tiết lộ ở Trung Đông. Nhưng theo tiết lộ của General Atomics, những chuyến bay đều được xuất phát từ Afghanistan.

My 'lot xac' cho MQ-9 sau khi rung nhu sung
Máy bay tấn công không người lái MQ-9 của Mỹ.

Hiện kết quả các cuộc thử nghiệm cũng như nguyên nhân khiến Mỹ phải cấp tốc nâng cấp 'ác điểu' MQ-9 không được tiết lộ nhưng theo trang Air Recognition, quyết định nâng cấp có liên quan đến việc MQ-9 đã bị bắn hạ quá nhiều khi hoạt động trong quân đội Mỹ và một số khách hàng thời gian qua.

Chỉ trong cuối năm 2019, đã có ít nhất 2 chiếc MQ-9 bị bắn hạ khi hoạt động trên chiến trường Libya. Cũng trong năm này, đã có ít nhất 4 chiếc máy bay loại này bị Iran tấn công áp chế thành công khi hoạt động tại Iraq và Syria.

Hình ảnh về loạt bị hạ gục lần lượt đã được các bên công bố. Và trong tất cả những lần bị tấn công, Mỹ đều tuyên bố máy bay gặp các vấn đề về kỹ thuật chứ không liên quan gì đến việc bị bắn hạ.

Ngay sau đó chương trình nâng cấp đã được Mỹ bắt đầu thực hiện. Theo tiết lộ của Cơ quan Nghiên cứu Các Dự án quốc phòng tiên tiến (DARPA) thuộc lầu Năm Góc, MQ-9 sẽ thay đổi rất lớn để tăng khả năng tấn công và sống sót trên chiến trường sau khi hoàn thành gói nâng cấp mới.

Hệ thống đầu tiên được nâng cấp là hệ thống radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA) cho riêng MQ-9. Hiện nay, chỉ có những chiến đấu cơ hiện đại nhất thế giới mới được trang bị loại radar này.

 

Lý do chính để radar AESA có mặt trên MQ-9 là giúp nó tránh phải những va trạm đường không, đây là một vấn đề lớn với các UAV khi nhà sản xuất muốn chúng hoạt động được trong khu vực dân sự mà vẫn tuân thủ quy định của quốc tế.

Không những vậy, radar AESA còn làm tăng sự nguy hiểm cho MQ-9 rất nhiều, điển hình là tăng cường khả năng tìm kiếm mục tiêu mặt đất, phát hiện các mối đe dọa trên không hay thậm chí là lần tìm hệ thống gây nhiễu của đối phương.

Chưa dừng lại ở đó, MQ-9 còn được trang bị thêm nhiều nanh vuốt mới gồm: tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X Sidewinder, tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM và tên lửa chống radar AGM-88 HARM.

Với gói trang bị mới, MQ-9 của Mỹ có thể tấn công đối đất, đánh chặn trên không và đủ sức đối phó với những hệ thống phòng không tối tân hàng đầu hiện nay bằng vũ khí chuyên dụng mang theo.

Đặc biệt, dòng UCAV này còn được trang bị thêm 2 thùng dầu phụ giúp MQ-9 tăng tầm hoạt động lên gấp đôi so với những máy bay nguyên bản. Như vậy, MQ-9 có thể tiến sâu vào lãnh thổ đối phương và tung ra những cú đánh bất ngờ rồi âm thầm rút lui mà không lo thiếu nhiên liệu.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm