Quốc tế

Chiến hạm Mỹ mang radar mới có làm thay đổi cuộc chơi?

Với việc được trang bị hệ thống radar AN/SPY-6, những khu trục hạm Aegis của Hải quân Mỹ có thể làm thay đổi cục diện trên chiến trường.

Mức giá đắt đỏ cho mỗi lần Mỹ phóng tên lửa / Báo Mỹ nêu những lý do khiến F-35 đỉnh nhất thế giới

Theo National Interest, loại radar SPY-6 được nhà thầu Raytheon phát triển theo đơn đặt hàng của Hải quân Mỹ để trang bị cho những chiến hạm Aegis đóng mới và nâng cấp những chiếc đang có trong trang bị.

Hệ thống radar AN/SPY-6 đầu tiên sẽ được trang bị trên chiến hạm Aegis thế hệ mới Jack Lucas. Con tàu này sẽ chính thức gia nhập Hải quân Mỹ vào năm 2024.

Trước khi công bố về việc trang bị AN/SPY-6, Hải quân Mỹ và nhà sản xuất Raytheon đã phối hợp thử nghiệm thành công hệ thống radar giám sát và phòng thủ tên lửa AN/SPY-6 có công suất thu phát gấp 30 lần so với các hệ thống radar AN/SPY-1 trên các tàu Arleigh Burke hiện tại.

Chien ham My mang radar moi co lam thay doi cuoc choi?
Hệ thống AN/SPY-6 trên chiến hạm Mỹ.

Được phát triển với công nghệ vật liệu gallium-nitride, hệ thống radar AN/SPY-6 mạnh hơn nhiều đài radar AN/SPY-1 trên chiến hạm Mỹ được trang bị hệ thống Aegis hiện nay. Chúng có thể phát hiện mục tiêu nhỏ ở khoảng cách xa gấp đôi so với mẫu AN/SPY-1D.

Những thông số này được công bố dựa vào kết quả thử nghiệm hồi tháng 7/2017 và năm 2018 ở ngoài khơi Hawaii. Trong lần đầu thử nghiệm, hệ thống radar AN/SPY-6 đã phát hiện, bám bắt một tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) trong suốt quá trình bay, giúp phòng thủ Mỹ diệt gọn mục tiêu.

Việc phát triển và bước đầu thử nghiệm thành công AN/SPY-6 cho thấy, hệ thống radar tối tân này có thể giúp chiến hạm Aegis của Mỹ đủ năng lực đối phó với những tên lửa đạn đạo có tầm bắn từ 1.000-3.000 km và tên lửa siêu thanh.

Về lý thuyết, phát hiện và dẫn bắn những tên lửa tương tự DF-21D của Trung Quốc hay tên lửa Kalibr của Nga hoàn toàn nằm trong khả năng của AN/SPY-6 trên chiến hạm tương lai của Hải quân Mỹ.

Tuy nhiên, khi đối đầu vợi cuộc tấn công từ tên lửa siêu thanh Zircon của Nga, mọi chuyện lại hoàn toàn khác. Tổ hợp trang bị tên lửa hành trình siêu thanh hải quân Zircon được bắt đầu thử nghiệm từ năm 2016.

 

Loại tên lửa này có thể đạt được tốc độ tuyệt vời, lên tới Mach 9, tương đương với gần 3,5 km mỗi giây; với phạm vi tác chiến lên đến hơn một ngàn km. Tốc độ khủng khiếp làm Zircon trở nên bất khả xâm phạm trước bất kỳ phương tiện đánh chặn nào.

Theo các chuyên gia quân sự thế giới, tên lửa Zircon sở hữu những phẩm chất độc đáo mà các tổ hợp phòng không hiện nay chưa thể chống lại.

Các hệ thống phòng không trên hạm, kể cả Aegis của Mỹ, đơn giản là không được thiết kế đối phó với các mục tiêu bay với tốc độ cao như vậy. Chúng có thể phát hiện được đòn tấn công của Zircon nhưng không có cách nào để đánh chặn.

Giới chuyên gia cho rằng, loại radar mới của Mỹ có thể thay đổi tình hình hiện nay hay không, vẫn là một câu hỏi còn để ngỏ. Công việc phát triển một tổ hợp radar phức tạp không phải chỉ một ngày, mà phải mất ít nhất vài năm và trường hợp SPY-6 cũng không phải là ngoại lệ.

Do đó ngay cả khi hệ thống có thể phát hiện và đánh chặn tên lửa hành trình cận âm Kalibr, thì tên lửa siêu thanh Zircon có tốc độ gấp 9 lần so với Kalibr vẫn là mục tiêu quá khó.

 

Để đánh chặn các tên lửa như vậy, người Mỹ sẽ cần tới các hệ thống phòng thủ tên lửa hoàn toàn mới, mà việc phát triển chúng phải mất hàng thập kỷ nữa và từ giờ đến lúc đó, hải quân Mỹ sẽ không thể chống nổi các tên lửa có uy lực khủng khiếp của Nga.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm