Mỹ mua gần ngàn tên lửa chống hạm vì Trung Quốc
Hải quân Mỹ tính mua hàng trăm tên lửa đối phó hạm đội Trung Quốc / DF-26 của Trung Quốc “ăn đứt” siêu tên lửa Avangard của Nga?
Gói mua sắm khổng lồ nằm trong năm tài khóa 2021 được Hải quân Mỹ cho biết trong một thống báo hôm 12/2, lực lượng này muốn mua 1.625 tên lửa các loại, trong đó quá nửa là tên lửa chống hạm tầm xa, tăng gấp 10 lần so với đề xuất cách đây 5 năm.
Dù không rõ Hải quân Mỹ sẽ phải bỏ ra bao nhiêu tiền để sở hữu số tên lửa nói trên nhưng lực lượng này khẳng định, đây là biện pháp cần thiết nhằm đối phó các nỗ lực tăng cường năng lực hải quân của Trung Quốc trong thời gian qua.
Trong gói mua sắm mới, Mỹ muốn mua 189 tên lửa tấn công hải quân (NSM), 210 tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) phóng từ máy bay, 451 bộ thiết bị nâng cấp để biến tên lửa hành trình Tomahawk thành vũ khí diệt hạm và 775 quả đạn phòng không tầm xa SM-6.
Trong khi đó, đề xuất ngân sách năm 2016, Hải quân Mỹ chỉ đặt mua 88 tên lửa chống hạm. Chuẩn đô đốc Randy Crites, giám đốc phụ trách ngân sách Hải quân Mỹ cho hay, đây là biện pháp cần thiết nhằm tăng cường khả năng đối phó với không chỉ Trung Quốc mà cả Nga trong tương lai.
Ngay từ năm 2016, Trung Quốc đã gây bất ngờ khi quyết định nâng cấp nhiều tên lửa đạn đạo tầm xa của họ để có thể mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân.
Liên hiệp Các nhà khoa học Mỹ (FAS) cho rằng, Trung Quốc đã duy trì kho vũ khí hạt nhân với khoảng "vài trăm đầu đạn" trong 30 năm qua mà không thấy cần thiết phải đưa chúng vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu hoặc tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang đầy tốn kém với Mỹ và Nga.
Mọi chuyện đều có thể thay đổi, FAS cảnh báo. Đặc biệt là khi Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng trở nên bất đồng sâu sắc về lập trường trong vấn đề Biển Đông và Hoa Đông.
Trung Quốc đã nâng cấp 10 trong tổng số 20 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong 5 (DF-5) để mỗi quả tên lửa này có thể mang theo 3 đầu đạn hạt nhân chứ không phải một đầu đạn như ban đầu.
Như vậy, với sự nâng cấp này, DF-5 được sở hữu sức mạnh có thể sánh ngang với tên lửa hạt nhân của Mỹ. Trong khi đó, Nga cũng sẽ tăng kho vũ khí hạt nhân với mục đích nhằm đối phó Mỹ.
Bởi trong một tuyên bố mới đây, ông Mikhail Ulyanov, cựu Giám đốc Cơ quan chống phổ biến hạt nhân và kiểm soát vũ khí tại Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo các biện pháp của Mỹ nhằm làm giảm sự cân bằng chiến lược toàn cầu.
"Những gì người Mỹ đang làm khiến nỗ lực giải giáp vũ khí hạt nhân trở nên rất khó khăn, nếu không muốn nói là bất khả thi", theo ông Mikhail Ulyanov.
Phát biểu về các yếu tố cản trở nỗ lực giải giáp vũ khí hạt nhân, ông Mikhail Ulyanov chỉ vào chương trình lá chắn tên lửa của Mỹ, việc Washington từ chối lệnh cấm đặt vũ khí trong không gian, hệ thống Tấn công toàn cầu mau lẹ (PGS) và sự mất cân bằng nghiêm trọng trong việc bố trí vũ khí quy ước ở châu Âu.
Nhưng vị quan chức này nhấn mạnh, Nga tiếp tục thực thi các nghĩa vụ theo Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START). Ông cho biết rằng trong Hội nghị đánh giá lần trước, tổ chức hồi năm 2010, Nga đã có tổng cộng 3.900 đầu đạn hạt nhân nhưng hiện nay, Moscow chỉ còn 1.582 đầu đạn.
Thiện chí của Nga đã khá rõ ràng nhưng Mỹ vẫn không ngừng tăng cường trang bị cả vũ khí phòng thủ và tấn công vẫn với lý do cũ: Đề phòng sự nguy hiểm từ Nga và cả Trung Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo