Quốc tế

Mỹ muốn mua thuốc nổ Nhật Bản chế tạo đạn pháo cho Ukraine

Theo Reuters, Mỹ đang tìm cách mua thuốc nổ TNT từ Nhật Bản để mở rộng dây chuyền sản xuất đạn pháo nhằm đẩy nhanh các cam kết viện trợ cho Ukraine.

Giá vé máy bay sẽ vẫn cao dù giá dầu giảm / Đồng Ruble giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai tháng so với USD

Reuters dẫn lời từ nguồn tin giấu tên nói, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho đang tìm cách đảm bảo nguồn cung thuốc nổ TNT chế tạo đạn pháo thông qua các nhà thầu phụ của Nhật Bản.

Cũng theo Reuters, Mỹ đang muốn mở rộng dây chuyền sản xuất đạn pháo 155 mm nhằm đáp ứng nhu cầu của quân đội Ukraine.

Nguồn tin của Reuters nói thêm, trong chuyến thăm tới Tokyo mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, phía Nhật Bản cho biết họ sẽ cho phép các công ty nước này bán thuốc nổ TNT cho Washington vì đây không phải là các sản phẩm phục vụ cho mục đích quân sự.

Quân đội Ukraine thiếu nghiêm trọng đạn pháo cỡ lớn và nguồn cung duy nhất hiện tại đến Mỹ và một số nước phương Tây. (Ảnh: Sputnik).

Quân đội Ukraine thiếu nghiêm trọng đạn pháo cỡ lớn và nguồn cung duy nhất hiện tại đến Mỹ và một số nước phương Tây. (Ảnh: Sputnik).

Reuters dẫn lời nguồn tin riêng nói thêm, Mỹ sẽ lựa chọn một nhà thầu của Nhật Bản đủ năng lực để tham gia cung cấp thuốc nổ cho đạn pháo. Thuốc nổ này sẽ được chuyển từ Nhật Bản đến các công ty chế tạo vũ khí của quân đội Mỹ.

Hiện Bộ Thương mại, Công nghiệp và Kinh tế Nhật Bản cũng như Cơ quan Mua sắm, Công nghệ và Hậu cần của Bộ Quốc phòng Nhật Bản từ chối đưa ra bình luận về thông tin do Reuters đăng tải.

Trong khi đó Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng, Washington đang làm việc với các đồng minh và đối tác "để cung cấp cho Ukraine mọi sự hỗ trợ cần thiết" và Nhật Bản "đã thể hiện vai trò đi đầu trong việc hỗ trợ quốc phòng cho Ukraine".

Reuters sau đó đã thử liên hệ với 22 công ty sản xuất chất nổ công nghiệp của Nhật Bản nhưng không doanh nghiệp nào chịu trả lời. Chỉ có duy nhất một đơn vị là công ty Chugoku Kayaku có trụ sở tại Hiroshima nói rằng họ “chưa nhận được bất kỳ cuộc đàm phán trực tiếp nào từ chính phủ Mỹ hoặc quân đội Mỹ ”.

Hiến pháp Nhật Bản cấm nước này xuất khẩu các sản phẩm quân sự cho các nước có liên quan đến xung đột. Tuy nhiên, các hạn chế xuất khẩu đối với các sản phẩm hoặc thiết bị lưỡng dụng có thể tham gia vào quy trình sản xuất vũ khí lại ít hơn.

 

Hiện tại Nhật Bản chỉ tham gia viện trợ cho Ukraine các vật tư hậu cần và quân nhu như áo chống đạn, mũ chống đạn và nhu thực phẩm.

Mỹ và các đồng minh bắt đầu tăng cường viện trợ quân sự cho Kiev ngay sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Trong diễn biến mới nhất, Lầu Năm Góc đã công bố gói viện trợ khổng lồ mới trị giá 300 triệu USD cho Ukraine bao gồm nhiều loại đạn dược, từ súng trường, máy bay không người lái cho đến tên lửa phòng không.

Moskva đã nhiều lần cảnh báo các quốc gia gửi vũ khí tới Ukraine rằng quân đội Nga sẽ xem các chuyến hàng viện trợ quân sự này là mục tiêu hợp pháp. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng từng cảnh báo rằng việc viện trợ quân sự như vậy tương đương với việc can dự trực tiếp vào cuộc xung đột Ukraine.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm