Quốc tế

Mỹ nâng cấp B-52H vẫn không xuyên thủng được phòng thủ Nga?

Theo Air Recognition, Không quân Mỹ vừa công bố kế hoạch nâng cấp toàn bộ đội bay tầm xa B-52H nhằm tăng thời gian phục vụ thêm nhiều năm nữa.

Chuyên gia Knutov nói về danh sách những "siêu vũ khí" bất thành của Mỹ / Báo Trung Quốc nêu tên các loại vũ khí được ông Putin đánh giá cao

Để phục vụ chương trình nâng cấp quy mô lớn, Không quân Mỹ sẵn sàng mua hơn 600 động cơ mới cho B-52H để đảm bảo những máy bay này có thể hoạt động đến sau năm 2050.

Thực hiện gói nâng cấp lần này có nhà sản xuất động cơ máy bay Pratt & Whitney, tập đoàn Rolls-Royce và GE. Không quân Mỹ muốn các động cơ mới của B-52H phải hoạt động ít tiếng ồn hơn, có giá thành rẻ hơn và tiêu hao ít nhiên liệu hơn.

My nang cap B-52H van khong xuyen thung duoc phong thu Nga?
Oanh tạc cơ B-52H.

Động cơ mới không nhất thiết phải mạnh hơn mạnh hơn TF-33 bởi TF-33 có thể tạo ra lực đẩy ưu việt 7.711 kg. Thay vào đó, họ muốn đạt được hiệu suất sử dụng nhiên liệu lớn hơn.

Đặc biệt, động cơ mới phải gia tăng phạm vi hoạt động của B-52H thêm 20% đến 40%, từ mức 14.000 km lên đến 19.827km. Với yêu cầu này, B-52H sau nâng cấp có thể bay đến bất kỳ vị trí nào trên Trái đất.

Đồng thời với việc được trang bị động cơ mới, B-52H đang tiếp nhận màn hình LCD, máy tính và bộ kết nối liên lạc mới.

Những trang bị mới được kết hợp với 1 radar quét mảng pha điện tử chủ động cho phép nó phát hiện thêm nhiều mục tiêu hơn trên biển và trên đất liền với khoảng cách xa hơn.

Gói nâng cấp giúp máy bay có thể thu thập thêm nhiều dữ liệu từ các lực lượng của đối phương và gửi đến trạm chỉ huy thông qua các liên kết.

 

Về vũ khí, B-52H sẽ mang được nhiều vũ khí hơn, đặc biệt là dòng tên lửa hành trình tầm xa mang đầu đạn hạt nhân (LRSO) hoặc tên lửa hành trình được trang bị vũ khí tiêu chuẩn.

Nội dung nâng cấp đã được công bố nhưng để hoàn thành gói nâng cấp mới cho "pháo đài bay" B-52H, số tiền Không quân Mỹ phải bỏ ra sẽ không hề nhỏ. Tuy nhiên tiền nhiều không hẳn đã mang lại hiệu quả như mong muốn bởi trong giới quân sự Mỹ từng nhiều lần thừa nhận, B-52H đang mất dần lợi thế trước đối phương.

Trong số 744 chiếc được chế tạo từ trước tới nay, hiện chỉ còn 76 chiếc B-52H vẫn còn được sử dụng. Nhưng chúng không còn khả năng vượt qua hệ thống phòng không hiện đại của Nga, tuy nhiên chúng vẫn sẽ phải làm nhiệm vụ trong Không quân Mỹ cho đến sau năm 2050 khi hoàn thành gói nâng cấp mới.

Như vậy, máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit là loại vũ khí duy nhất có thể xâm nhập và đánh bom tầm xa mà Mỹ đang có. Vốn là loại phi cơ đắt tiền, Không quân Mỹ chỉ có 20 chiếc và đã từng bị tổn thất khi một phi cơ B-2 bị rơi trong một tai nạn gần đảo Guam.

Lực lượng này chỉ có thể điều động một số lượng giới hạn B-2 và việc mất một phi cơ cũng sẽ giảm khả năng chiến đấu một cách đáng kể. Số liệu từ Cục Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cho biết, hiện chỉ có 16 chiếc B-2 được coi là đủ khả năng tham chiến. Trong số này, khoảng 9 chiếc có thể sẵn sàng được điều động.

 

Con số này còn tiếp tục giảm khi tính cả những chiếc được sử dụng cho mục đích huấn luyện, và thực tế một sĩ quan cấp cao của Không quân Mỹ cho biết số máy bay B-2 thực sự có thể sử dụng chỉ có 6 chiếc. Số còn lại đều được lưu kho để bảo dưỡng.

Với thực tế đáng lo ngại hiện nay thì việc Mỹ dùng cả B-2 và B-52H cũng khó có thể vượt qua được lưới lửa phòng không Nga. Do đó, việc Mỹ tiếp tục đổ tiền nâng cấp B-52H có thể được coi là hành động lãng phí và nghi ngờ về hiệu quả.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm