Quốc tế

Mỹ ngừng sử dụng toàn bộ chiến hạm Freedom

Hải quân Mỹ đã quyết định ngừng sử dụng toàn bộ chiến hạm Freedom LCS do lớp tàu chiến tàng hình này liên tiếp phát sinh sự cố.

Xe ACV Mỹ phát sinh sự cố sau mỗi 39 giờ chạy / Máy bay mô phỏng Su-57 của Mỹ bị rơi

Quyết định được Hải quân Mỹ đưa ra sau khi phát hiện thêm loạt lỗi về thiết kế của cả lớp tàu, trong đó có hệ thống truyền động, động cơ, hệ thống mạng yếu kém dễ bị xâm nhập... và hệ thống hỏa lực không đủ mạnh để tác chiến.

Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi nhiều lỗi trong số này đã được phát hiện từ nhiều năm trước đó nhưng đến nay vẫn chưa thể khắc phục.

My ngung su dung toan bo chien ham Freedom
Chiến hạm Freedom.

"Toàn bộ chiến hạm Freedom trong Hải quân Mỹ đã bị ngừng hoạt động cho đến khi tất cả mọi khiếm khuyết trên dòng chiến hạm này được khắc phục", Hải quân Mỹ cho biết trong một tuyên bố.

Trước khi quyết định cho toàn bộ tàu Freedom ngừng hoạt động, Mỹ cũng từng hé lộ kế hoạch loại biên sớm loạt tàu chiến đấu ven biển này.

Theo kế hoạch, sẽ có 4 chiếc đầu tiên của Mỹ bị loại khỏi biên chế ngay lập tức và đưa vào niêm cất. Ngay sau đó, những chiếc còn lại sẽ tiếp tục về cảng và chịu chung số phận.

Theo đánh giá của tờ báo Mỹ Task & Purpose, lớp tàu chiến này là "đống rác biết bơi" của Mỹ. Sau khi lãng phí mất 16 năm và hàng tỷ USD, Hải quân Mỹ cũng buộc phải thừa nhận rằng, chương trình chế tạo tàu tác chiến ven bờ LCS dường như đã biến thành một "thất bại tuyệt đối" - bài báo cho biết.

Các tàu LCS hoàn toàn không phù hợp với các hoạt động quân sự, khi chúng dễ dàng bị các chiến hạm nhỏ hơn của các quốc gia thường thường bậc trung đánh đắm. Do đó, các tàu này mà chỉ đơn thuần là tuần tiễu và chống… buôn lậu, chống cướp biển.

 

Ban đầu tàu LCS được Hải quân Mỹ phát triển nhằm phục vụ nhu cầu thực hiện nhiệm vụ tại các vùng nước nông ven biển, ngăn chặn đối phương tiếp cận bờ biển. Chiến hạm LCS đầu tiên được biên chế vào lực lượng Hải quân Mỹ vào ngày 8/11/2008 là USS Freedom (LCS-1).

Theo quy định của hải quân Mỹ, các chiến hạm lớp Freedom được quy định đánh số lẻ (LCS-1, LCS-3, LCS-5…), còn tác tàu tác chiến ven bờ lớp Independence được đánh số chẵn (LCS-2, LCS-4, LCS-6…).

Sau khi các khinh hạm 4.000 tấn lớp Oliver Hazard Perry được cho nghỉ hưu toàn bộ, Hải quân Mỹ vẫn đang loay hoay trong việc tìm ra một lớp tàu chiến mới để hỗ trợ tàu khu trục Arleigh Burke và tàu tuần dương Ticonderoga trong biên đội tác chiến hỗn hợp.

Họ từng kỳ vọng rằng tàu chiến ven bờ LCS sẽ có thể đảm nhiệm vai trò trên, tuy nhiên do được thiết kế với mục đích khác đó là len lỏi vào sát bờ biển của đối phương tung đòn tập kích nên LCS tỏ ra không phù hợp khi triển khai ngoài đại dương, trong khi cũng chẳng có vũ khí nào hiệu dụng để tấn công vào bờ biển đối phương.

Khái niệm "Tàu tác chiến ven biển" của Mỹ không bó hẹp trong phạm vi bờ biển nước Mỹ mà là bờ biển thế giới.

 

Do đó, mặc dù tàu tác chiến ven biển được Mỹ xếp vào loại loại tàu có kích thước tương đối nhỏ, nhưng nhỏ là so với Mỹ chứ chúng đã được xếp vào hàng chiến hạm tầm trung của các nước khác. Và chương trình LCS bị coi là thất bại lớn nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm