Mỹ nhận định: NATO bị suy yếu vì S-400 của Nga
S-400 biến tên lửa AARGM-ER thành 'con mồi' / Nga cân nhắc điều S-400 đến bảo vệ Qamishli
Theo nội dung bài viết, năm 1991, Nga tiếp tục mở rộng ảnh hưởng quân sự ở châu Âu, dù Nga dưới sự lãnh đạo của cựu Tổng thống Boris Yeltsin, đã tìm cách thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với phương Tây, nhưng Yeltsin vẫn không chấp nhận đề nghị trở thành thành viên của liên minh.
Sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi năm 2014, các quốc gia Warszawa trước đây bắt đầu lên kế hoạch ngừng hoàn toàn liên lạc với các nhà sản xuất thiết bị quân sự Nga.
Hệ thống S-400. |
Nhưng việc thiếu tiền để mua thiết bị mới của phương Tây, khó khăn trong việc phát triển vũ khí mới và những lo ngại về việc phá hủy ngành công nghiệp quốc phòng đã khiến một số nước Đông Âu không thực hiện được kế hoạch và tiếp tục phải sử dụng vũ khí Liên xô.
Ảnh hưởng quân sự mới nhất và lớn nhất của Nga với NATO chính là thương vụ hệ thống hệ thống phòng thủ S-400 với Thổ Nhĩ Kỳ. Vũ khí này đã vượt ra ngoài phạm vi chuyển giao vũ khí thông thường bởi S-400 được thiết kế để phát hiện và theo dõi các máy bay tàng hình như F-22 và F-35 Mỹ sản xuất.
Quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ khiến NATO lo lắng vì Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò chủ chốt trong việc phòng thủ phía nam của liên minh. Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua sắm S-400 tiên tiến của Nga đã tăng cường sức mạnh quân sự của Ankara, nhưng làm suy yếu cam kết của NATO trong việc loại bỏ sự phụ thuộc vào thiết bị quân sự của Nga, điều này mang lại rủi ro và bất ổn cho an ninh khu vực.
S-400 Thổ Nhĩ Kỳ có thể can thiệp vào khả năng tương tác của các lực lượng NATO và làm suy yếu sự hợp tác của Ankara cùng các đồng minh khác, vì radar của hệ thống này sẽ cho phép thu thập thông tin tình báo của F-35 và có được dữ liệu nhạy cảm từ mạng thông tin của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Không những vậy, các chuyên gia Nga cũng có thể cài đặt hệ thống tự thu thập thông tin nhạy cảm trên hệ thống này trong ít nhất một năm. Trong khu vực, quyết định sử dụng S-400 của Ankara có thể tạo ra nguy cơ lỗi tính toán và không kết nối hệ thống giữa các quốc gia.
Những rủi ro này chắc chắn sẽ làm xấu đi mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với một số đồng minh NATO, bao gồm cả khả năng Mỹ chuyển các cơ sở quân sự và vũ khí hạt nhân của họ tại Căn cứ Không quân Incirlik sang các nước khác.
Ngoài việc cản trở sự hợp tác giữa NATO và Thổ Nhĩ Kỳ, việc mua S-400 của Ankara cũng hoàn toàn trái với định hướng hiện tại của NATO và đại diện liên minh này đã nhắc lại cam kết loại bỏ sự phụ thuộc vào ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
Mỹ gần đây đã phát triển Chương trình khuyến khích tái cấp vốn châu Âu (ERIP) để giúp các nước như Hy Lạp, Slovakia, Albania, Bosnia, Croatia và Bắc Macedonia thoát khỏi chuỗi cung ứng công nghiệp quốc phòng Nga.
Nhưng việc Thổ mua S-400 đã làm giảm hiệu quả của chương trình này, cũng tạo ra tiền lệ, khuyến khích các nước khác mua các sản phẩm quốc phòng của Nga đồng thời tạo ra căng thẳng trong liên minh, từ đó làm suy yếu các nỗ lực của NATO và Mỹ trong việc loại bỏ các sản phẩm quốc phòng của Nga.
Ngoài ra, các chiến thuật và phương hướng của Nga đối với các thành viên NATO như Hungary, Italy đã cho phép Moscow phát triển một thế cục chiến lược mới. Điều này có thể ngăn NATO hỗ trợ các lệnh trừng phạt của Mỹ và tạo ra một phản ứng thống nhất đối với Ankara.
Cụ thể, Tổng thống Nga Putin đã tăng sự phụ thuộc của Italy vào dầu khí Nga. Tương tự, Moscow cũng hoan nghênh Budapest tham gia dự án đường ống dẫn khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu tình trạng này không được giải quyết, nó có thể trở thành thách thức lâu dài đối với NATO.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 của Nga đã chứng tỏ Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây có những xung đột lợi ích nghiêm trọng. Rõ ràng, nó đang làm suy yếu NATO. Điều đó đang chứng minh rằng, Nga đang thành công trong việc tăng cường ảnh hưởng vào khối NATO không chỉ bằng vũ khí.
End of content
Không có tin nào tiếp theo