Quốc tế

Mỹ "rón rén kích động" Ukraine

Người Mỹ tự tin đã giúp nâng tầm quân đội Ukraine nhưng cũng nêu loạt lý do để từ chối viện trợ vũ khí chiến lược.

'Kinh hãi' trước 'thành phố ma' chết chóc ở Ukraine / Tăng thiếp giáp Ukraine mạnh lên gấp bội khi tiếp nhận T-72AMT

Mỹ nâng tầm quân đội Ukraine?

Trang National Interest (NI) của Mỹ mới đây có bài viết phân tích về các lực lượng vũ trang Ukraine, trong đó có nội dung quan trọng khẳng định Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã giúp quân đội Ukraine giải quyết nhiều vấn đề.

Theo NI, quân đội Ukraine và lực lượng đòi độc lập ở miền Đông vẫn đang chìm trong cuộc chiến kể từ năm 2014 vốn khiến khoảng 13.000 người thiệt mạng và 2 triệu người mất nhà cửa.

Tuy nhiên, quân đội Ukraine bước vào cuộc chiến ở Donbass trong trạng thái, theo lời vị tướng Viktor Muzhenko được NI dẫn lời, “của một quân đội sụp đổ”.

Quân đội Ukraine đối mặt với 2 thách thức cơ bản: Họ đã bán hoặc loại biên hàng loạt tài sản quân sự được “thừa kế” từ Liên Xô trong suốt giai đoạn những năm 1990 và 2000; Quân đội Ukraine yếu kém vì được huấn luyện tồi, tham nhũng tràn lan và tinh thần rệu rã.

My ron ren
Bài viết của NI đặt câu hỏi: "Ukraine đang mạnh hơn: Điều gì sẽ xảy ra nếu điều đó chống lại Nga?"

NI khẳng định, với sự giúp đỡ của các cố vấn quân sự Mỹ và NATO, Ukraine đã tiến những bước dài trong việc giải quyết loạt các vấn đề sau trong những năm gần đây. Mặc dù còn nhiều việc phải làm, quân đội Ukraine đang từng bước chậm chạp xây dựng một lực lượng chiến đấu chuyên nghiệp tập trung.

Bên cạnh đó, Ukraine cũng đang trên con đường khó khăn hiện đại hóa vũ khí trang thiết bị quân sự. Quốc hội Mỹ đã thông qua 2 gói viện trợ vũ khí sát thương dành cho Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bày tỏ mong muốn nhận được thêm nhiều viện trợ quân sự từ phía Mỹ.

Viện trợ quân sự Mỹ cung cấp cho Ukraine chủ yếu là các loại vũ khí loại nhỏ, vũ khí tác chiến điện tử và trang thiết bị cá nhân như kính nhìn đêm. NI cho rằng tất cả các loại trang thiết bị này đều quan trọng nhưng không đủ để giúp quân đội Ukraine lấy lại các khu vực ở miền Đông mà chỉ kích động Nga.

NI dẫn lời giới chuyên gia có chung đánh giá gói viện trợ quân sự trị giá 250 triệu USD của Mỹ dành cho Ukraine trước đây, trong đó có tên lửa chống tăng Javelin chủ yếu mang tính biểu tượng. Trên thực tế, lực lượng đòi độc lập ở Donbass không có nhiều các loại xe thiết giáp hạng nặng.

Ngay cả kế hoạch của Mỹ nhằm cung cấp tên lửa phòng không vác vai cho Ukraine cũng được đánh giá là mang tính biểu tượng bởi vì lực lượng đòi độc lập không có máy bay chiến đấu. NI cho rằng không quân Nga cũng không tiến hành hoạt động trên không phận khu vực Donbass bởi điều đó có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng quốc tế, qua đó làm gia tăng khả năng các nước phương Tây sẽ can dự trực tiếp.

 

My ron ren
Binh sĩ Ukraine mang theo tên lửa Javelin trong một lễ duyệt binh

Theo đánh giá của NI, mối quan hệ quân sự giữa Mỹ và Ukraine đang ở trong một tình huống khó chịu nhưng lại không thể thoát ra được! Nếu như mục tiêu của Mỹ khi cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine là cân bằng sức mạnh ở Donbass hoặc chuẩn bị để Ukraine có thể “đơn độc” chống lại cuộc tấn công từ phía Đông thì sẽ cần có những hành động quyết liệt hơn nữa.

Thế nhưng, điều đó lại dẫn tới “sự leo thang” từ phía Nga và khiến cho an ninh của Ukraine tồi tệ hơn nữa. Đó chính là lý do khiến Ukraine khó có thể được cung cấp các loại vũ khí có ý nghĩa chiến lược như hệ thống phòng không Patriot mà Kiev mong muốn có được.

Mỹ lộ bản chất kích động?

Sau khi nêu lên tình hình “tiến thoái lưỡng nan” như trê, NI cho rằng Ukraine vẫn còn một cách thiết thực để tiến hành cải cách và giành lợi thế trong cuộc chiến ở Donbass.

Tờ báo Mỹ cho rằng những chiếc tăng chiến đấu chủ lực T-80 và T-84 của Ukraine không thích hợp với môi trường tác chiến đô thị và Ukraine cũng cần thay thế 800 chiếc xe thiết giáp BMP-2 “béo mập, già nua” bằng những chiếc xe chiến đấu bộ binh hạng nặng hiện đại hơn.

 

Ukraine đang đi theo hướng này khi mới đây công bố chương trình hiện đại hóa mẫu xe BMP-1UMD, mẫu cải tiến từ BMP-1 của Liên Xô, với hệ thống điều khiển số hóa, động cơ do Đức sản xuất và các thiết bị hỏa lực mới.

My ron ren
Người Mỹ tỏ ý khuyên Ukraine không nên trông chờ vào các loại vũ khí chiến lược từ Washington

NI cho rằng những gói viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine trong tương lai có thể phản ánh tầm nhìn thực tế hơn về nhu cầu quân sự của Ukraine nếu Mỹ thực sự quan tâm tới những quan ngại này thay vì các loại tên lửa sẽ vốn không thể “nhìn thấy ánh sáng hoạt động ban ngày”.

Còn bản thân Ukraine vẫn chưa hết “mơ mộng” về khả năng áp đảo quân sự trước Nga. Truyền thông Ukraine mới đây đã đề cập đến loại "vũ khí khủng khiếp" mà lực lượng vũ trang nước này vừa được trang bị, cho rằng vũ khí này có khả năng “thiêu cháy” quân đội Nga trong trường hợp xảy ra một cuộc xâm lược.

Loại vũ khí “khủng khiếp” này chính là hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) Olkha, được chế tạo dựa trên MLRS 9K58 Smerch của Liên Xô trước đây. Lực lượng Vũ trang Ukraine hiện đã được bàn giao lô Olkha đầu tiên.

Bài báo trên trang Censor.net của Ukraine có đoạn: "Đây là vũ khí khủng khiếp, đầu đạn phân mảnh có sức công phá lên tới 250 kg, tầm bắn 70 km với độ chính xác cộng trừ 20 m. Trên một bệ phóng Smerch có 12 tên lửa như vậy. Quân đội Nga có thể bị thiêu cháy trong trường hợp xâm lược từ khoảng cách an toàn”.

 

My ron ren
Một hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad của Ukraine

Ngược lại, giới phân tích Nga cho rằng Ukraine thường xuyên khoe khoang về vũ khí có thể răn đe Nga. Ví dụ như hồi tháng 10/2019, Giám đốc Công ty tư vấn và thông tin Defense Express, ông Sergei Zgurets đánh giá Olkha của Ukraine có thể "đáp trả mạnh mẽ" quân đội Nga.

Tờ Quan điểm của Nga đánh giá tên lửa Olkha tương tự như mẫu Smerch của Liên Xô trước đây nhưng có tầm bắn chỉ bằng 50% so với vũ khí cùng loại của Nga.

Phó Thủ tướng phụ trách hội nhập châu Âu và NATO của Ukraine Dmitry Kuleba mới đây còn công khai rằng ông có kế hoạch giành lại Crimea gồm 12 bước.

Phát biểu trên đài phát thanh Novoye Vremya, ông Kuleba nêu rõ: "Kế hoạch giành lại Crimea gồm 12 bước. Bước cuối cùng là mục dự kiến bán đảo này sẽ tuột khỏi thế lực suy yếu của Liên bang Nga, và chúng ta sẽ chiếm lại nó”. Tuy nhiên, ông không nói cụ thể về 11 bước trước đó.

Ông Kuleba cũng lưu ý, Hội nghị An ninh Munich đã xem xét 12 bước nhằm ổn định tình hình ở Donbass và bày tỏ hy vọng rằng sự kiện tương tự tiếp theo cũng sẽ lập ra một chiến lược như vậy đối với Crimea.

 

Trước đó tại diễn đàn "Thời đại của Crimea 2020", Tổng thống Ukraine Vladimir Zelenskiy đã thông báo về ý định ký sắc lệnh công nhận 26/2 là Ngày kháng chiến chống chiếm đóng Crimea và Sevastopol.

Ông cũng nhấn mạnh, việc giành lại Crimea là mục tiêu của Ukraine, song thừa nhận rằng điều này là không khả thi trong tương lai gần.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm