Quốc tế

Mỹ sập bẫy vụ đánh cắp Pantsir của Nga?

Tờ báo Nga khẳng định Mỹ đã tính toán sai lầm khi cố gắng đánh cắp một tổ hợp Pantsir phiên bản xuất khẩu vì thực chất đây là một cái bẫy.

Mỹ trang bị siêu đạn đối phó Armata Nga / Indonesia có học theo Ấn Độ mua vũ khí Nga?

Nga lường trước tình huống

Truyền thông quốc tế thời gian qua đưa tin về việc Mỹ đã “kiếm” được một hệ thống phòng không Pantsir-S1 do Nga sản xuất và đưa khỏi Libya hồi năm ngoái. Hệ thống này nằm trong tay lực lượng của tướng Khalifa Haftar, chỉ huy Quân đội Quốc gia Libya do Nga hậu thuẫn.

Tờ Lăng kính Chính trị của Nga mới đây có bài viết với tiêu đề “Mỹ đã tính toán sai khi đánh cắp hệ thống Pantsir của Nga”, trong đó chỉ ra rằng mẫu vũ khí mà Mỹ thu được không thể giúp đánh giá đúng về các hệ thống Pantsir được trang bị cho quân đội Nga. Bài viết cũng chỉ ra rằng Mỹ đã “kiếm cớ” nhằm che đậy cho hành vi đánh cắp của mình đối với Pantsir-S1 ở Libya.

My sap bay vu danh cap Pantsir cua Nga?
Tên lửa phòng không Pantsir-S1 do Nga sản xuất.

Theo bài viết, không có gì bí mật khi Mỹ liên tục phát triển các phương pháp mới nhằm thu thập thông tin về vũ khí của các nước, trong đó Nga là đối tượng thường xuyên được “áp dụng”. Nếu như trước đây, mọi thứ được giới hạn ở mức do thám gần biên giới Nga, bằng cả lực lượng Mỹ và các đồng minh NATO, để chuyển thông tin về cho Washington phân tích, thì lần này, Mỹ đã “đạt tới một tầm cao mới”.

Việc săn lùng và thèm muốn giải mã các loại vũ khí Nga đã thôi thúc Mỹ tiến hành chiến dịch bí mật hồi tháng 6/2020 với mục tiêu đưa được một hệ thống phòng không Pantsir-S1 do Nga sản xuất từ Libya đến căn cứ Ramstein ở Đức. Mỹ đã đưa một nhóm chuyên gia cùng máy bay vận tải quân sự C-17 Globemaster đến sân bay Zuwara ở phía tây Tripoli. Trong trận chiến giành giật Tripoli, một hệ thống Pantsir-S1 của lực lượng đồng minh với tướng Hafta đã bị thu giữ tại đây.

Sau khi chiến dịch táo bạo của Mỹ bị phanh phui, Mỹ đã viện ra lý do để biện minh cho hành động săn mồi của mình. Theo đó, phía Mỹ nói rằng bí mật thu giữ Pantsir-S1 nhằm ngăn chặn hệ thống phòng không này rơi vào tay khủng bố và có thể sử dụng để bắn hạ máy bay dân sự! Với lý lẽ này, Mỹ biến mình trở thành “vị cứu tinh” thay vì “một tên trộm xảo quyệt”.

My sap bay vu danh cap Pantsir cua Nga?
Một hệ thống Pantsir-S1 bị thu giữ ở Libya.

Tờ báo Nga cho rằng không ai tin vào câu chuyện của Mỹ bởi sở hữu một hệ thống Pantsir “thật” là một thành công lớn. Nếu thực sự muốn ngăn chặn hệ thống này rơi vào tay lực lượng khủng bố, Mỹ chỉ cần hành động đơn giản là phá hủy Pantsir ngay tại thực địa.

Thay vào đó, Mỹ đã thực hiện một hành động hết sức mạo hiểm khi đưa máy bay vận tải quân sự tới tận nơi nhằm “đánh cắp” hệ thống phòng không của Nga. Trung tâm Tình báo Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (National Air and Space Intelligence Center – NASIC) của Mỹ có một cơ quan chuyên nghiên cứu các mẫu vũ khí của nước ngoài. Tờ báo Nga cho rằng tổ hợp Pantsir-S1 cuối cùng sẽ được đưa tới NASIC, sau đó được tháo dỡ, chế tạo lại và tham gia vào các cuộc tập trận tiếp theo nhằm bảo vệ máy bay của Mỹ và các đồng minh.

 

My sap bay vu danh cap Pantsir cua Nga?
Phiên bản "Trung Đông" của Pantsir được Nga xuất khẩu.

Tuy nhiên, tờ báo Nga khẳng định Mỹ đã tính toán sai lầm khi cố gắng đánh cắp một tổ hợp Pantsir phiên bản xuất khẩu. Đáp lại sự kỳ vọng của Lầu Năm Góc về những thông tin hữu ích, Pantsir-S1 hóa ra lại là một cái bẫy. Nga luôn tính tới khả năng các mẫu vũ khí hiện đại xuất khẩu rơi vào tay kẻ thù tiềm tàng. Chính vì vậy, Pantsir-S1 được thiết kế với kiểu nạp đạn, điều khiển hỏa lực, thuật toán cũng như cơ sở dữ liệu “bạn-thù” khác hoàn toàn phiên bản nội địa.

Quân đội Nga hiện đang được trang bị các hệ thống Super-Pantsir và Pantsir-SM-SV với khả năng tiêu diệt cả tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, máy bay và máy bay siêu thanh. Do đó, việc có trong tay Pantsir-S1 chỉ giúp Mỹ hiểu biết một cách “chung chung” về vũ khí Nga và trong trường hợp này là một mẫu cụ thể được Nga sản xuất dành cho xuất khẩu sang thị trường Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Vũ khí Nga từ tiền đồng minh Mỹ

Trang National Interest (NI) của Mỹ thừa nhận, việc ngăn chặn Pantsir-S1 rơi vào tay lực lượng khủng bố có thể chỉ là cái cớ mà thực chất là một hành động tình báo của Mỹ. NI cũng dẫn lại đánh giá của tờ The Times, tờ báo đưa tin về vụ đánh cắp, để đánh giá về “giá trị tình báo” khi Mỹ nắm trong tay một hệ thống Pantsir-S1: “Các phiên bản xuất khẩu, chẳng hạn như phiên bản bị thu giữ ở Libya được đã bị gỡ bỏ cơ sở dữ liệu nhận dạng “bạn-thù” được bảo vệ cẩn thận với các mã bộ phát đáp cho tất cả các máy bay phản lực của không quân Nga. Hệ thống này có khả năng tham gia vào nhiều mục tiêu từ độ cao thấp lên đến 50.000 feet và có tầm bắn khoảng 20 dặm “.

NI bình luận thêm rằng việc tiếp cận hệ thống phòng không Pantsir còn nguyên vẹn và đang hoạt động có thể khá hữu ích cho các kịch bản huấn luyện của Mỹ bằng cách cung cấp khả năng lực lượng đối phương trong thế giới thực chứ không chỉ là mô phỏng. Tuy nhiên, NI cho rằng “chiến tích” của Pantsir-S1 là một mớ hỗn độn và một số tổ hợp đã bị mất trong chiến đấu ở cả Syria và Libya. Trang báo Mỹ đánh giá hệ thống này đã được nâng cấp nhiều lần, với các biến thể xuất khẩu thường kém năng lực hơn so với các biến thể được sản xuất cho lực lượng Nga.

 

My sap bay vu danh cap Pantsir cua Nga?
Phiên bản Pantsir "nội địa" của Nga.

Mặc dù không thể so với sản phẩm “nội địa” của Nga, Pantsir-S1 vẫn thể hiện được “giá trị”. Hồi năm 2019, Bộ tư lệnh châu Phi của Mỹ thừa nhận lực lượng của tướng Hafta ở Libya đã sử dụng một tổ hợp Pantsir-S1 bắn hạ máy bay không người lái Reaper của Mỹ. Thay vì giá trị tình báo, hành động đưa Pantsir-S1 ra khỏi Libya có thể chỉ là một thông điệp Mỹ gửi tới lực lượng Nga ở Libya.

Trong khi đó, giới chuyên gia đã lật lại câu chuyện lịch sử và cho rằng Pantsir chính là sản phẩm ra đời bằng “tài trợ” từ các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông. Hồi cuối những năm 1990, các nước Arab đã chi cho các công ty sản xuất vũ khí Nga tới 700 triệu để phát triển vũ khí xuất khẩu.

My sap bay vu danh cap Pantsir cua Nga?
Một phiên bản Pantsir bánh xích của Nga.

Theo các thông tin mở, Nga đã xuất khẩu 50 tổ hợp Pantsir-S1 trên khung gầm MAN-SX45 của Đức cho UAE. Trong khi đó, các tổ hợp “nội địa” của Nga sử dụng khung gầm KAMAZ và BAZ và phiên bản bánh xích MZKT (МЗКТ). Tổ hợp Pantsir-S1 mà Mỹ thu được ở Libya được cho là phiên bản xản xuất từ năm 2000.

Các tổ hợp Pantsir-S1 ở Libya được cho là không hiệu quả đối với máy bay không người lái vì khi được xản xuất, Nga chưa tính tới cuộc chiến này. UAE hồi năm 2019 đã đặt hàng Nga hiện đại hóa các tổ hợp này để phù hợp tình hình.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm