Quốc tế

Mỹ tăng cường mua vũ khí Nga: Mô phỏng nỗi sợ

Mỹ đang muốn mua máy bay Mi-24 và An-2 của Nga để đào tạo giảng viên dạy bay, trước đó là hàng loạt hệ thống vũ khí khác.

Mỹ chi 30 triệu USD phá siêu tàu đổ bộ cháy / Thổ Nhĩ Kỳ mua radar chống tàng hình, S-400 'canh me' Mỹ

Mỹ tiếp tục mua vũ khí Liên Xô/Nga

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hiện đang quan tâm đến việc mua máy bay trực thăng Mi-24 hoặc Mi-17 của Nga, cũng như máy bay vận tải An-2 để các giảng viên dạy bay làm quen với tính năng của các loại máy bay này. Thông tin được nêu trong thông báo mời thầu cung cấp hàng.

“Để làm quen với các tình huống bay trong khóa huấn luyện về chiến thuật và vũ khí, cần có hai máy bay do nhà thầu cung cấp để làm mục tiêu giả định trên thực tế trong quá trình thực hiện các bài bay cụ thể theo hướng dẫn của chỉ huy trung tâm MAWTS-1 (trung tâm huấn luyện cơ bản về vũ khí và chiến thuật bay cho Thủy quân lục chiến" - tài liệu cho biết.

Cụ thể ở đây là máy bay trực thăng Mi-24 (hoặc Mi-17), cũng như máy bay An-2.

Hãng tin RT của Nga cho biết, thông báo nêu rõ MAWTS-1 là "Trung tâm huấn luyện bay tiên tiến hàng đầu cho Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ" nằm ở thành phố Yuma - bang Arizona.

Theo giới truyền thông Hoa Kỳ, Quân đội Mỹ đang học cách giao tranh với Nga trong điều kiện gần với thực chiến nhất. Trước đó, có thông tin về việc Lầu Năm Góc có kế hoạch mua lô mô hình một số loại vũ khí do Liên Xô sản xuất theo kích thước thật.

My tang cuong mua vu khi Nga: Mo phong noi so
Mỹ tìm mua trực thăng Mi-24, Mi-17 của Liên Xô/Nga để huấn luyện.

Theo đó, số vũ khí này sẽ được sử dụng trong quá trình huấn luyện tại các cuộc tập trận, số thiết bị quân sự này sẽ được dùng “vũ trang” cho những lính Mỹ đóng giả “quân xanh” đối phương. Ngoài ra, còn giúp binh sĩ Mỹ phát triển "kỹ năng xử lý vũ khí của đối phương".

Đơn đặt hàng vũ khí hồi tháng 10 nêu rõ rằng, Mỹ sẽ mua súng phóng lựu chống tăng RPG-7, tổ hợp tên lửa phòng không vác vai “Strela-2”, súng máy và tiểu liên Kalashnikov, súng bắn tỉa Dragunov, lựu đạn F-1, RGD-5 và RG-42.

Tất cả những thứ này phải được giao đến Fort Benning, một trong những căn cứ quân sự lớn nhất ở Hoa Kỳ. Tại đây mỗi năm đào tạo huấn luyện tới 96 nghìn quân nhân, theo 85 chuyên ngành. Mỗi người lính của các đơn vị xe tăng và bộ binh đều bắt đầu con đường quân ngũ tại Fort Benning.

Như vậy, Lầu Năm Góc đã quyết định đưa chương trình huấn luyện đến gần hơn với điều kiện thực chiến của cuộc giao tranh tiềm tàng mà đối thủ là Nga. Đây cũng không phải là lần đầu người Mỹ sử dụng vũ khí, thiết bị và thậm chí cả đồng phục của đối thủ.

My tang cuong mua vu khi Nga: Mo phong noi so
Xe tăng M551 Sheridan của Mỹ được hóa trang thành xe tăng T-80 Liên Xô.

OPFOR - chương trình làm quen và xóa nỗi sợ hãi

 

Được biết, Hoa Kỳ đã sử dụng hình thức đào tạo này ngay từ thời Chiến tranh Lạnh, khi khởi động chương trình OPFOR (Opposing Force – Lực lượng đối địch), tức là trong quân đội tạo ra những đơn vị đặc biệt mô phỏng lực lượng của các nước thuộc Hiệp ước Warszawa tại các cuộc diễn tập.

Quân nhân OPFOR mặc trang phục tương tự như của quân đội Liên Xô, hành động theo cách thức giả định của kẻ thù tiềm năng và tha hồ sử dụng thiết bị quân sự của khối Đông Âu.

Ý tưởng của một “hội hóa trang quân sự” như vậy là để dạy họ cách nhận biết thiết bị và lính đối phương, cho họ làm quen với kiểu chiến thuật khác nhau và đánh tan nỗi sợ hãi của binh sĩ trước vũ khí-trang bị của đối phương.

Ví dụ như một trong những bài tập trong quá trình huấn luyện chiến đấu cho binh sĩ Hoa Kỳ là xóa bỏ nỗi sợ hãi của quân nhân trước những “con cá sấu” (máy bay trực thăng) lợi hại khủng khiếp của Nga.

My tang cuong mua vu khi Nga: Mo phong noi so
Tiêm kích F-16C Mỹ được sơn họa tiết của chiến đấu cơ Su-57 Nga.

Trong cuộc tập trận, các binh sĩ Mỹ sẽ nằm trong bãi đất trống, còn trực thăng “của quân Nga” quần đảo nhiều vòng trên đầu lính Mỹ, ở độ cao tối thiểu và tốc độ tối đa.

 

Một ví dụ khác là ngay từ thời Thế chiến 2, người Mỹ đã nhận ra rằng trong lần đầu xuất kích, hầu hết các phi công trẻ lái máy bay chiến đấu đều thường rơi vào trạng thái sững sờ trước chiến đấu cơ của đối phương. Mà trong cuộc không chiến, những giây phút mất bình tĩnh đáng giá nhiều mạng người.

Do đó, Mỹ đã sử dụng các máy bay của Liên Xô hoặc máy bay của mình sơn màu chiến đấu cơ Liên Xô và cố gắng bắt chước chiến thuật và tính năng kỹ thuật của máy bay đối phương để phi công mình làm quen. Theo quan niệm của Không lực Hoa Kỳ, đây là điều này rất quan trọng dưới góc độ tâm lý.

Theo quan điểm của các chỉ huy quân sự của Lầu Năm Góc, việc huấn luyện thường xuyên với “kẻ xâm lược” - dù là máy bay Mỹ đội lốt hay máy bay Nga thật sự, cũng là điều hết sức cần thiết, giúp cho các phi công của USAF quen dần với hình ảnh “đối phương hung bạo”, để có thể bình tĩnh xử trí khi có tình huống chiến đấu thực sự.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm