Quốc tế

Mỹ thử xong chiến hạm phát hiện được Zircon

Hải quân Mỹ đã hoàn tất quá trình thử nghiệm với Jack H. Lucas (DDG-125) - chiến hạm mới nhất và hiện đại nhất thuộc lớp Arleigh Burke Flight III.

Ukraine mất 2 kho đạn ở hướng Donetsk / Tổ hợp phòng không S-350 của Nga lần đầu bắn hạ máy bay Ukraine ở chế độ tự động

Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ cho biết, khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường Flight III lớp Arleigh Burke đầu tiên đã hoàn thành quá trình nghiệm thu cuối cùng trước khi giao hàng và đưa vào biên chế vào cuối năm 2023.

"Trong các cuộc thử nghiệm nghiệm thu, con tàu và thủy thủ đoàn đã thực hiện một loạt các cuộc trình diễn để Ủy ban Kiểm tra và Khảo sát của Hải quân Mỹ đánh giá, xác nhận các thông số kỹ thuật và yêu cầu của Hải quân trước khi chính thức đưa vào trang bị", Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ cho biết.

Kết quả cuối cùng về chuyến thử nghiệm cuối của Jack H. Lucas vẫn chưa được Ủy ban Kiểm tra và Khảo sát đưa ra nhưng theo những đánh giá bước đầu, con tàu vượt qua mọi yêu cầu về thông số kỹ thuật và khả năng chiến đấu.

Mỹ thử nghiệm chiến hạm.

Mỹ thử nghiệm chiến hạm.

Theo tiết lộ của Defense News, điều khiến Jack H. Lucas khác biệt lớn nhất so với những chiến hạm cùng lớp Arleigh Burke trước đó chính là hệ thống radar mảng pha cỡ lớn AN/SPY-6 (V). Thế hệ radar quét 3 chiều mới này được cho là có khả năng phát hiện và theo dõi mục tiêu bay siêu vượt âm như tên lửa Zircon của Nga.

"Chiến hạm của chúng ta sẽ có khả năng nhìn xa hơn, phản ứng nhanh chóng hơn và đáp trả chính xác hơn các mối nguy cơ trong tương lai", Đại tá Jason Hall, lãnh đạo Chương trình tích hợp vũ khí Hải quân Mỹ cho biết.

Theo thông tin được công bố, radar AN/SPY-6 (V) được phát triển đáp ứng yêu cầu của Lầu Năm Góc về các dòng vũ khí mới có khả năng đương đầu với các loại vũ khí siêu vượt âm tương lai. Dòng radar đa năng này có khả năng phát hiện và theo dõi mọi loại mục tiêu bay ở nhiều độ cao khác nhau.

Để chuyên biệt nhiệm vụ, AN/SPY-6 (V) có 4 biến thể hoạt động ở băng tần sóng radar S với năng lực theo dõi và dẫn bắn nhiều gấp 30 lần so với thế hệ radar AN/SPY-1 hiện tại.

 

Việc phát triển thành công và trang bị AN/SPY-6 (V) cho thấy, hệ thống radar tối tân này có thể giúp chiến hạm Aegis của Mỹ đủ năng lực đối phó với những tên lửa đạn đạo có tầm bắn từ 1.000-3.000 km và tên lửa siêu thanh.

Về lý thuyết, phát hiện và dẫn bắn những tên lửa Kalibr của Nga hoàn toàn nằm trong khả năng của AN/SPY-6 trên chiến hạm mới của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, khi đối đầu với cuộc tấn công từ tên lửa siêu thanh Zircon, mọi chuyện lại hoàn toàn khác.

Tổ hợp trang bị tên lửa hành trình siêu thanh hải quân Zircon được bắt đầu thử nghiệm từ năm 2016. Loại tên lửa này có thể đạt được tốc độ lên tới Mach 9 với phạm vi tác chiến lên đến hơn một ngàn km. Tốc độ khủng khiếp làm Zircon trở nên bất khả xâm phạm trước bất kỳ phương tiện đánh chặn nào.

Theo các chuyên gia quân sự thế giới, tên lửa Zircon sở hữu những phẩm chất độc đáo mà các tổ hợp phòng không hiện nay chưa thể chống lại. Các hệ thống phòng không trên hạm Arleigh Burke của Mỹ, đơn giản là không được thiết kế đối phó với các mục tiêu bay với tốc độ cao như vậy.

Chúng có thể phát hiện được đòn tấn công của Zircon nhưng không có cách nào để đánh chặn.

 

Để đánh chặn các tên lửa như Zircon, người Mỹ sẽ cần tới các hệ thống phòng thủ tên lửa hoàn toàn mới, mà việc phát triển chúng phải mất hàng thập kỷ nữa và đến lúc đó, có thể Zircon đã có những biến thể cải tiến tối tân hơn nữa.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm