Quốc tế

Mỹ tin mồi bẫy của MQ-9 đánh lừa được S-400?

Mỹ quyết định trang bị cho máy bay tấn công không người lái (UCAV) MQ-9 hệ thống mồi bẫy giúp đánh lừa những tên lửa đánh chặn, bao gồm cả S-400.

Nga thử tên lửa bí ẩn tầm bắn ít nhất 750 km / CLIP: Tên lửa hành trình siêu thanh Nga tiêu diệt mục tiêu cách xa 350 km

Hệ thống mồi bẫy được biết đến với định danh BritCloud - một sản phẩn của hãng General Atomics Aeronautical Systems, Inc (GA-ASI) của Anh. Những cuộc thử nghiệm kiểm tra khả năng tương thích của BritCloud với MQ-9A Reaper và MQ-9B Sky/SeaGuardian đã được thực hiện hồi năm 2020.

"BritCloud được thiết kế để đánh lừa radar và tên lửa đánh chặn của hệ thống phòng không của đối phương. Chúng có thể khiến những hệ thống phòng không tối tân như S-400 không thể phân biệt được đâu là mục tiêu giả và đâu là máy bay MQ-9", GA-ASI cho biết.

My tin moi bay cua MQ-9 danh lua duoc S-400?
Mỹ tin rằng hệ thống mồi bẫy của MQ-9 giúp đánh lừa những hệ thống phòng không.

Không quân Mỹ cũng cho biết, BritCloud là bước đột phá về công nghệ tác chiến điện tử dùng cho hàng không quân sự. Hệ thống này có đường kính 55mm, nó có 3 cánh ổn định sẽ bung ra sau khi phóng, tạo ra một xung radar mô phỏng để thu hút các loại tên lửa dẫn đường bằng radar.

Các kỹ sư lập trình cho BritCloud với thuật toán tiên tiến nhằm tạo ra tín hiệu mô phỏng tối ưu để đánh lừa tên lửa đối không. Các thử nghiệm với hệ thống mồi bẫy mới cho kết quả rất khả quan, có thể đối phó hiệu quả với nhiều mối đe dọa khác nhau.

Điều làm nên sự đặc biệt của BritCloud là ngoài MQ-9, chúng hoàn toàn tương thích với các hệ thống phóng mồi bẫy đang có trên tiêm kích Gripen, Typhoon cũng như các máy bay chiến đấu khác, giúp phi công có thể tập trung vào nhiệm vụ mà không lo bị đối phương bắn hạ.

"BritCloud là một thiết bị gây nhiễu tiêu chuẩn sử dụng bộ nhớ, tín hiệu vô tuyến kỹ thuật số. Thiết bị như vậy trước tiên phát hiện xung radar phát ra từ bệ phóng của đối phương và sau đó tái tạo tín hiệu phản hồi.

Những dàn máy bay không người lái có khả năng thực hiện nhiều nhóm nhiệm vụ khác nhau đang tiến gần hơn đến việc trở thành một thành phần quan trọng của các hoạt động chiến đấu trong tương lai", nguồn tin cho biết thêm.

 

Dựa trên những thông số được công bố, về lý thuyết khả năng BritCloud gây nhiễu được radar của S-400 là hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng khi phát triển hệ thống phòng thủ S-400, các nhà phát triển Nga đã tính đến kịch bản này.

Đây chính là lý do khiến 96L6E là hệ thống radar tiêu chuẩn của S-400. 96L6E là tổ hợp radar có ưu điểm là kết hợp cả tính năng bắt thấp và bắt cao. Radar nhìn vòng 96L6E hoạt động ở băng tần C, bộ vi xử lý của nó có thể nhảy tần số cho khả năng kháng nhiễu cao và phân biệt mục tiêu trong môi trường lộn xộn tốt.

Chính vì vậy, để BritCloud bịt mắt được hệ thống S-400 Nga là nhiệm vụ không hề dễ dàng và việc xâm nhập vào khu vực có trận địa phòng không Nga tác chiến vẫn được coi là nhiệm vụ quá nhiều rủi ro với MQ-9 dù chúng mang theo BritCloud.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm