Mỹ tính cắt USS Harry S.Truman làm sắt vụn vì chi phí
Nguyên mẫu Growler mới giúp Mỹ đánh bại S-400? / Báo Trung Quốc: Mỹ phải biến F-35 thành máy bay ném bom
Chính quyền của Tổng thống Biden vừa tiếp tục quay lại kế hoạch có thể cho loại biên sớm tàu sân bay USS Harry S. Truman nhằm tiết kiệm chi phí và giành nguồn ngân sách vận hành con tàu cho việc phát triển vũ khí mới.
Tàu USS Harry S. Truman được thiết kế để có thể hoạt động thêm 25 năm nữa, nếu việc loại biên sớm con tàu được thông qua, Hải quân Mỹ đã tính đến kịch bản cắt làm sắt vụn hàng không mẫu hạm này.
Biên đội tàu sân bay USS Harry S. Truman. |
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên việc loại biên sớm tàu USS Harry S. Truman được Mỹ đưa lên bàn cân. Dưới thời Tổng thống Donald Trump, người ta cũng đề xuất rút USS Harry S. Truman khỏi hạm đội để tiết kiệm ngân sách, nhưng ông ngay lập tức bác bỏ đề xuất này.
Tuy nhiên, bản kế hoạch này vẫn được giới quân sự Mỹ bảo lưu và đã trình lên chính phủ Mỹ. Nếu Truman bị chính quyền của ông Biden cho ngừng hoạt động trước thời hạn 25 năm, hàng tỷ USD được phân bổ cho việc bảo trì và tiếp nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân sẽ được giải phóng.
Những khoản tiền này có thể được sử dụng để phát triển và mua các loại vũ khí đầy hứa hẹn - máy bay không người lái, thiết bị không người lái dưới nước, vũ khí tấn công chính xác cao, cũng như tăng ngân sách cho việc đóng tàu sân bay thế hệ mới lớp Ford.
Theo đánh giá của USNI News, quá trình đại tu và tái nạp nhiên liệu giữa vòng đời của con tàu có thể tốn khoảng 5,5 tỷ USD, trong khi chi phí loại biên một tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz được ước tính bằng 1/2 con số đó.
John Kirby, Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết cơ quan này không bình luận về đề xuất ngân sách trước khi nó được công bố. Truyền thông Mỹ cho biết Lầu Năm Góc có thể đề xuất ngân sách 704-708 tỷ USD cho năm tài khóa 2022, so với mức 722 tỷ USD được chính quyền cựu tổng thống Donald Trump đưa ra.
Hiện quyết định cuối cùng về số phận của hàng không mẫu hạm này vẫn chưa có gì rõ ràng nhưng có điều chắc chắn rằng, nếu con tàu bị loại biên sớm sẽ có tác động tiêu cực đến năng lực tác chiến tầm xa của Hải quân Mỹ. Bởi đến thời điểm hiện tại, tàu sân bay lớp Ford vẫn chưa thể hoạt động.
USS Harry S.Truman là tàu sân bay thứ 8 thuộc lớp hàng không mẫu hạm Nimitz - lớp tàu sân bay mạnh nhất thế giới cho đến thời điểm hiện tại. Tàu được đặt theo tên tổng thống thứ 33 của Mỹ.
Tàu được hạ thủy vào 7/9/1996 và chính thức hoạt động ngày 25/7/1998, có thể mang theo 90 máy bay các loại. Tiêm kích trên hạm chủ lực là F/A-18E/F Super Hornet, tiêm kích tàng hình F-35C.
Tàu USS Harry S.Truman có chiều dài 332,8 m, rộng lớn nhất 76,8 m, mớn nước 11,3 m, lượng giãn nước 103.900 tấn. USS Harry S.Truman có thể mang theo 90 máy bay các loại.
Đặc biệt, trong chiến dịch Tự do Iraq năm 2003, các tiêm kích trên tàu đã thực hiện hơn 1.300 phi vụ. Tàu được trang bị nhiều loại vũ khí và khí tài khủng hàng đầu của Mỹ, như tên lửa phòng không tầm ngắn Mk 57 Mod 3 Sea Sparrow, tên lửa phòng không trên hạm RIM-116...
Điều đặc biệt là đi cùng USS Harry S. Truman còn có tuần dương hạm tên lửa dẫn đường USS Normandy, cùng các tàu khu trục USS Arleigh Burke, USS Bulkeley, USS Forrest Sherman và USS Farragut... những con tàu tạo thành biên đội tấn công trên biển được đánh giá mạnh nhất hiện nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Dự án AI trị giá 500 tỷ USD của Mỹ: Thách thức lớn cho châu Âu
Pháp - Đức bàn đối phó chính sách thuế dưới thời Tổng thống Donald Trump