Quốc tế

Mỹ từng giúp ông Saddam Hussein nhiều tỷ USD

Theo các tài liệu phân loại và phỏng vấn thì mùa Thu năm 1989, tức chỉ còn 9 tháng là Iraq tiến hành xâm lược Kuwait, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã ký một chỉ thị Quyết định an ninh quốc gia (NSD) mở ra một khoản viện trợ mới trị giá 1 tỷ USD cho chính quyền Baghdad.

Chiến tranh lạnh mini giữa Nga - Mỹ tại Syria / Mỹ nâng cấp máy bay Super Hornet để “hạ gục” Su-57 của Nga

Khoản cam kết 1 tỷ USD đó được thể hiện ở dạng đảm bảo khoản vay mua hàng nông sản Mỹ, tạo điều kiện cho Hussein mua lương thực cần thiết, và để dành tiền mặt nhằm tích trữ mua vũ khí và phát động chiến tranh trong Vịnh Ba Tư.

Nhận viện trợ mới từ Washington là đặc biệt quan trọng cho Iraq trong các tháng cuối năm 1989 và đầu 1990 trong bối cảnh các ngân hàng quốc tế cắt mọi khoản vay cho Baghdad. Mặc dù bị tụt lại khả năng trả nợ, nhưng ông Hussein vẫn đổ hàng triệu USD mua vũ khí khi mà cuộc chiến Iran-Iraq đã kết thúc vào mùa hè năm 1988.

Dùng “viện trợ lương thực” để phục vụ cỗ máy chiến tranh

Cuối mùa Xuân năm 1990, các quan chức cấp cao của chính quyền ông Bush đã nhấn mạnh rằng Saddam Hussein tiếp tục mua cái gọi là “trang thiết bị công nghệ tiên tiến sử dụng kép” cho các mục đích dân sự lẫn quân sự. Cũng nổi lên các bằng chứng cho thấy người Iraq đang chế tạo vũ khí hạt nhân cùng các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác.

Ông Robert Kimmitt, người phụ trách các vấn đề chính trị trong chính quyền Bush, giải thích: “Tổng thống (Bush) không muốn để vuột Iraq”. Và dưới áp lực trong thời điểm 2 năm 1989 và 1990, việc trao cho Saddam Hussein sự hỗ trợ tài chính và duy trì sự tiếp cận của Iraq đối với các công nghệ tinh vi của Mỹ không phải vô tình.

Cái bắt tay đầy ẩn ý của người Mỹ và Saddam Hussein. Ảnh nguồn: Arms Control Association.

Từ những tài liệu được phân loại của báo The Times đã phản ánh những nỗ lực cá nhân dài hạn bí mật của chính quyền ông Bush là “hỗ trợ và xoa dịu nhà lãnh đạo Iraq”. Rất nhiều lần khi có các ý kiến phản bác Hussein trong chính phủ Mỹ, ông Bush và thuộc hạ liền ra mặt dập ngay.

Nhà Trắng từ chối bình luận về khoản cam kết mua hàng hóa trị giá 1 tỷ USD được đặt dưới ký hiệu NSD 26 và khẳng định rằng các khoản tín dụng đã được chấp thuận (bất chấp sự phản đối của giới chức Mỹ trong 3 cơ quan chính phủ).

Các quan chức Mỹ cảnh báo khoản viện trợ đã bị lái sang hướng mua vũ khí là vi phạm luật Mỹ, và các khoản vay sẽ không cần hoàn trả, còn các nỗ lực giúp sức trước đây cho Iraq đã gây ra sự bất thường về tài chính. Sự tham gia của ông Bush vào đầu thập niên 1980 dưới cái chiêu bài “ngả về Iraq” được khởi xướng bởi Tổng thống Mỹ khi đó là Ronald Reagan nhằm chống lưng cho ông Hussein trong cuộc chiến với Iran.

Sự sống sót của ông Hussein cực kỳ quan trọng đối với người Mỹ nhằm ngăn chặn đà truyền bá trào lưu chính thống Hồi giáo và cản trở việc Iran muốn thống trị ở Trung Đông. Nhiều người trong chính phủ Mỹ bao gồm cả ông Bush và Tổng thống Reagan cùng hy vọng rằng “gói viện trợ” của Mỹ sẽ giúp ông Hussein nắm giữ vai trò tích cực trong tiến trình hòa bình Trung Đông.

Dựa trên những hồ sơ được phân loại đã hé lộ những nỗ lực xa hơn của Tổng thống Bush: gói viện trợ không chỉ giúp Saddam Hussein chế ngự Iran mà chương trình viện trợ còn biến Hussein thành một sức mạnh quân sự nguy hiểm theo cách riêng của nhà độc tài Iraq, và nếu đi xa hơn thì có thể sẽ quay lại đe dọa các lợi ích của Mỹ mà chương trình ban đầu được thiết kế chỉ nhằm mục đích bảo vệ.

 

Mùa Xuân 1990, khi giới chức chính quyền Bush bắt đầu trao nhiều tài chính cho Hussein thì nhà lãnh đạo Iraq liền đe dọa sẽ “thiêu cháy một nửa Israel”. Vẫn còn không rõ vì sao ông Bush quay ngoắt trở mặt với Hussein, nhưng một số bằng chứng đã cho thấy rằng có lẽ Tổng thống Bush đã thất bại khi không thể hiểu được bản chất của Saddam Hussein.

“Những khoản vay không hoàn trả”

Dựa trên các tài liệu phân loại từ một số cơ quan Mỹ, thì có thể khẳng định rằng các sáng kiến chính sách đối ngoại từ Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ đã xây dựng mối bang giao với Iraq từ đầu thập niên 1980, đồng thời cả ông Bush và bộ sậu cùng có ý đồ biến Saddam Hussein thành nhân vật chính trình diễn các sáng kiến này.

Về “các khoản vay không hoàn lại” của Mỹ cho ông Hussein có thể kể đến như sau: “Năm 1987, Phó tổng thống Bush thuyết phục Ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Kỳ chi hàng trăm triệu đô la viện trợ cho Iraq; Năm 1989, sau khi ông Bush trở thành Tổng thống, các thành viên cốt cán trong chính quyền vận động ngân hàng và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ trao hàng tỷ USD cho các dự án mới của Iraq”.

Phiên tòa xử Saddam Hussein ở Baghdad Ảnh nguồn: Daily Mail .

Và có những điểm đáng chú ý trong “các khoản vay không hoàn lại” như: “Năm 1987, lúc còn là Phó tổng thống Mỹ, ông Bush đã gặp riêng ông Nizar Hamdoon (đại sứ Iraq tại Mỹ) và bật mí với Nizar rằng Iraq có thể mua công nghệ sử dụng kép. 3 năm sau đó, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ (NSC) đã khóa chặt nỗ lực của Bộ Thương mại và các cơ quan khác nhằm giới hạn các hoạt động xuất khẩu dạng này; Cuối tháng 7 năm 1990, chỉ 1 tháng trước khi lính Iraq xông thẳng vào Kuwait, giới chức của NSC và Bộ Ngoại giao Mỹ đã cung cấp phần thứ 2 của khoản bảo lãnh trị giá 1 tỷ USD, bất chấp khủng hoảng ở Trung Đông.

 

Trong tổng số tiền 5 tỷ USD viện trợ kinh tế cho Iraq trong niên hạn 8 năm, người nộp thuế Mỹ bị mắc kẹt 2 tỷ USD “vỡ nợ”. Chính sách hỗ trợ của Washington cho Iraq bắt đầu vào năm 1982.

Khi ấy Saddam Hussein đang trong cuộc chiến năm thứ 2 với Iran. Chính quyền Reagan (dù ngoài miệng là trung lập) đã quyết định giúp Iraq thành chốn dung thân cho Ayatollah Ruhollah Khomeini. Quan hệ ngoại giao Mỹ với Iraq trở nên nghiêm trọng vào năm 1967 sau cuộc chiến Arab – Israel, nhưng trở ngại lớn nhất là Iraq có tên trong danh sách “các quốc gia ủng hộ cho chủ nghĩa khủng bố quốc tế” của Washington.

Do đó, các hình thức viện trợ của Mỹ cho Iraq đều bị cấm. Đến tháng 2 năm 1982, Bộ Ngoại giao Mỹ đã loại bỏ Iraq ra khỏi danh sách khủng bố (do có tác động ngầm trong chính quyền Bush). Ông Noel Kock, khi đó phụ trách chương trình chống khủng bố của Lầu Năm Góc, giải thích: “Chúng tôi loại Iraq ra khỏi danh sách vì lý do chính trị”.

Gần như ngay lập tức sau khi Iraq bị loại khỏi “danh sách khủng bố”, Washington liền cung cấp các khoản bảo lãnh để Iraq mua nông sản Mỹ thông qua Công ty tín dụng nông sản của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Năm 1984, cá nhân ông Bush thuyết phục ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Kỳ trao 500 triệu USD cho Iraq “vay” để xây dựng một đường ống dẫn dầu gây tranh cãi.

Cho đến cuối thời kỳ của ông Reagan, nhiều khoản viện trợ kinh tế cho Baghdad đã thông qua Lầu Năm Góc và một số đồng minh của Mỹ ở Trung Đông. Số vũ khí nhiều ở Iraq có được là nhờ Mỹ. Chẳng hạn như năm 1982, Mỹ đã trao 4 lựu pháo cho Iraq để đổi lấy 1 xe tăng T-72 của Liên Xô.

 

Theo một báo cáo tuyệt mật có từ tháng 7 năm 1982 của Cục Tình báo quốc phòng Mỹ (DIA) thì xe tăng T-72 đặc biệt quan trọng vì được bảo vệ bởi một lớp áo giáp mới và do đó không hề hấn gì trước hỏa lực của Mỹ. Năm 1983, Mỹ dàn xếp để Iraq mua các loại súng tầm xa 175mm và đạn dược trị giá 45 triệu USD nhằm đổi lấy một xe tăng Liên Xô khác.

Mặc dù các thành viên cấp thấp của Lầu Năm Góc cho rằng hoạt động trao đổi hay bán vũ khí cho Iraq là một cách để thu về công nghệ của Liên Xô, nhưng họ cũng tiết lộ rằng nó thực ra chỉ là cái cớ để chuyển trực tiếp vũ khí từ Mỹ cho Iraq. Một số kênh tài liệu được phân loại của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ được mô tả trong 2 năm 1982 và 1983 bởi ông William Eagleton (nhà ngoại giao cao cấp Mỹ ở Baghdad) đã nhấn mạnh việc rót vũ khí cho Iraq thông qua các đồng minh Mỹ ở Trung Đông.

Dựa theo các tài liệu và phỏng vấn với các cựu quan chức Mỹ đã hé lộ một chính sách bí mật liên quan đến việc Mỹ rót vũ khí cho Iraq thông qua các đồng minh Ai Cập, Jordan và Kuwait. Ông Howard Teicher, người giám sát chính sách Trung Đông tại NSC thời Ronald Reagan, phát biểu: “Có một nỗ lực bí mật nhằm khuyến khích các nước thứ 3 vận chuyển vũ khí cho Mỹ. Đó là chính sách của cái nháy mắt và gật đầu”.

Tranh cãi quanh NSD 26

Trong khi lý do của Mỹ là sử dụng Saddam Hussein làm cái đệm chống lại Iran, thì các hồ sơ phân loại lại cho thấy sự hỗ trợ của Mỹ với chế độ của ông Hussein đã không hề suy giảm ngay cả sau khi diễn ra đình chiến Iran-Iraq kể từ tháng 8 năm 1988, và sau cuộc tấn công hóa học của Iraq vào các ngôi làng của người Kurd vào ngày 19 tháng 7 năm 1988.

 

Chiến lược thân Iraq được ủng hộ khi ông George W. Bush chính thức đăng cơ thành Tổng thống Hoa Kỳ. Trong Quyết định an ninh quốc gia số 26 (NSD 26), Tổng thống Bush nhấn mạnh: “Tiếp cận Vùng Vịnh và các quốc gia thân thiện trong khu vực cực kỳ quan trọng đối với an ninh quốc gia Mỹ”. Dưới thời ông Bush, NSD 26 đã trở thành chương trình viện trợ lớn nhất của Mỹ trao cho Iraq thông qua cái gọi là “Bảo lãnh vay hàng tiêu dùng”.

Buổi ban đầu, NSD được thiết lập để giúp nông dân Mỹ tăng cường xuất khẩu, chương trình đảm bảo hoàn trả các khoản vay ngân hàng cho các chính phủ hải ngoại nhằm mua hàng hóa Mỹ.

Các điều khoản yêu cầu Bộ Nông nghiệp Mỹ phải cân nhắc các khoản bảo lãnh dựa trên nhu cầu nông nghiệp của quốc gia, tiềm năng thị trường và khả năng các khoản vay sẽ được hoàn trả. Tuy nhiên, qua các hồ sơ phân loại lại cho thấy các xem xét chính sách nước ngoài đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phân bổ tín dụng cho Iraq.

Chính người Iraq đã nêu ra ý tưởng về bảo lãnh lương thực Mỹ vào năm 1983, thời điểm mà giới chức Mỹ sợ rằng Saddam Hussein sẽ bị lật đổ do thiếu hụt lương thực gây ra bởi chiến tranh Iran-Iraq. Đến năm 1988, các khoản bảo lãnh của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho chính phủ Iraq “vay” đã chạm mốc 1,1 tỷ USD.

Tiền nhiều, mối bận tâm cũng lắm. Các tài liệu của Hội đồng cố vấn quốc gia Mỹ (NAC) đã cho thấy rằng từ năm 1985, đã có nhiều thành viên trong Ủy ban dự trữ liên bang (FRB), Bộ Ngân khố và Ngân hàng xuất nhập khẩu tư vấn hoặc bỏ phiếu vào những thời điểm khác nhau nhằm chống lại các khoản vay tăng dần của Iraq.

 

Mối lo ngại tăng lên khi vào ngày 4/8/1989, FBI và Cục Hải quan Mỹ đã đột kích một nhánh ngân hàng Italy ở Atlanta là Banca Nazionale del Lavoro, nơi giấu số tiền 4 tỷ USD có ý định cho Iraq vay (gồm 900 triệu USD được bảo đảm bởi chương trình của Bộ Nông nghiệp Mỹ).

“Các nhà điều tra đã tìm thấy sợi dây liên hệ trực tiếp với sự chi tiêu của quân đội Iraq, đặc biệt là mua tên lửa Condor”, dẫn lời ông Paul Dickerson, người đứng đầu chương trình viện trợ Iraq của Bộ Nông nghiệp Mỹ viết trong một bản ghi nhớ vào ngày 23 tháng 2 năm 1990.

Năm 1989, Tổng thống Bush ký Quyết định an ninh quốc gia (NSD 26) nhằm thắt chặt quan hệ với Iraq và khai thác dầu ở Vịnh Ba Tư Ảnh nguồn: Business Insider.

Condor là một nỗ lực của Iraq nhằm phát triển ra loại tên lửa liên lục địa có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân. Ngày 16 tháng 4 năm 1990, Giám đốc CIA khi đó là ông Robert M. Gates (phó cố vấn an ninh quốc gia) đã chủ trì một cuộc họp liên ngành nhằm thảo luận chính sách Iraq.

Trong cuộc họp đó, Thứ trưởng Bộ Thương mại Mỹ, Dennis Kloske, trình bày các đề cập hạn chế cấp phép xuất khẩu công nghệ cao với tiềm năng sử dụng quân đội cho Iraq, nhưng đề nghị đã bị từ chối. Các lần đề nghị sau cũng bị từ chối. Chỉ đến ngày 2 tháng 8 năm 1990, Bộ Nông nghiệp Mỹ mới chính thức đình lại các bảo lãnh cho Iraq, cùng ngày mà các đoàn xe tăng và lính tráng của Saddam Hussein càn quét Kuwait.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm