Quốc tế

Tàu ngầm Nga lập kỷ lục ấn tượng: Mừng Ngày Chiến Thắng theo cách độc đáo chưa từng có

Tàu ngầm mini không người lái của Nga đã lặn xuống khu vực sâu nhất của đáy đại dương và lưu lại đây 3 giờ để đo đạc bản đồ, lấy mẫu và cắm một biểu ngữ chào mừng Ngày Chiến Thắng.

Sở chỉ huy Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở Libya chìm trong biển lửa sau cuộc tấn công của LNA / Chiến tranh lạnh mini giữa Nga - Mỹ tại Syria

Một tàu ngầm mini không người lái của Nga đã lặn xuống độ sâu hơn 10 km, chạm tới đáy của Rãnh đại dương Mariana, điểm sâu nhất trên Thái Bình Dương.

Hãng tin RT cho biết, con tàu này còn thực hiện một việc làm vô cùng độc đáo khi cắm xuống lòng biển một vật kỷ niệm chào mừng Ngày Chiến Thắng giống như một chiếc phao nổi và sẽ neo đậu ở đây lâu dài.

Theo Quỹ Phát triển các Dự án Nghiên cứu Tiên tiến - cơ quan nghiên cứu Quốc phòng của Nga chịu trách nhiệm chế tạo tàu ngầm mini trên cho biết, con tàu đã lặn xuống điểm sâu nhất là 10.028m.

Tàu ngầm Nga lập kỷ lục ấn tượng: Mừng Ngày Chiến Thắng theo cách độc đáo chưa từng có! - Ảnh 1.

Tàu ngầm mini của Nga đã lặn xuống điểm sâu nhất là 10.028 m. Ảnh: RT

Về mặt kỹ thuật, tàu lặn không người lái của Nga có thể tiến sâu hơn nếu nó vươn tới Challenger Deep, điểm sâu nhất của Rãnh Mariana, cách mặt biển khoảng 11 km. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của Nga đã lựa chọn một vị trí để con tàu có nhiều không gian hoạt động hơn.

Mặc dù vậy, thành tựu này vẫn rất ấn tượng bởi trên thế giới cũng chỉ có một số ít tàu lặn không người lái là có thể xuống tới độ sâu hơn 10km, gồm tàu Kaiko và ABISMO của Nhật Bản, Haidou-1 của Trung Quốc hay tàu Nereus của Mỹ.

Tàu robot Vityaz của Nga nổi bật hơn vì nó không phải là phương tiện được điều khiển từ xa (ROV) truyền thống mà là tàu lặn nước sâu hoàn toàn tự động.

Tàu ngầm Nga lập kỷ lục ấn tượng: Mừng Ngày Chiến Thắng theo cách độc đáo chưa từng có! - Ảnh 2.

Tàu lặn Vityaz đã mang theo một vật kỷ niệm giống phao nổi để cắm xuống đáy biển chào mừng 75 năm ngày chiến thắng Phát xít. Ảnh: RT

Hãng chế tạo tàu ngầm mini Vityaz cho biết, con tàu có thể hoạt động dưới mức áp suất ở độ sâu 12km nếu như trên Trái Đất thực sự tồn tại một nơi có áp lực lớn như vậy. Bộ não điện tử của nó sử dụng các thuật toán trí tuệ nhân tạo để phát hiện, vòng tránh chướng ngại vật và cơ động trong các không gian bị hạn chế.

 

Các phương tiện truyền thông thường vẫn cố gắng phát hiện ra ý nghĩa quân sự của một tàu lặn không người lái như vậy. Nhiều thông tin đồn đoán cho rằng tàu lặn không người lái của Nga có thể phối hợp hoạt động với một trạm nước sâu: Cả tàu Vityaz và trạm nước sâu này đều có thể liên lạc với một tàu mặt nước thông qua kênh thủy âm thời gian thực.

Hải quân Nga không tiết lộ kế hoạch của mình nhưng đây có vẻ giống ý tưởng về việc lắp đặt các trạm theo dõi dưới nước có khả năng phát hiện các tàu ngầm đối phương dưới lòng biển theo cách mà các phương tiện thông thường không phát huy hiệu quả.

Tên của tàu Vityaz là một từ tiếng Nga cổ, có nghĩa là "chiến binh" nhưng thực ra nó được đặt theo tên một kỳ hạm của hạm đội nghiên cứu thuộc Liên Xô trước đây.

Ban đầu, đó là một tàu dân sự đóng vai trò hỗ trợ Đức Quốc xã nhưng năm 1949 đã được đổi sang cờ Liên Xô. Con tàu này có hai thập kỷ nghiên cứu hải dương học và cũng từng đo độ sâu của Rãnh Mariana vào năm 1957.

Tàu Vityaz đã lặn xuống khu vực sâu nhất của đáy đại dương và lưu lại đây 3 giờ để đo đạc bản đồ, lấy mẫu và cắm một biểu ngữ.

 

Không giống như tàu lặn Mir, phương tiện từng cắm cờ Nga trong chuyến thám hiểm Bắc Cực năm 2007, chuyến thám hiểm lần này của tàu Vityaz chỉ mang theo một vật kỷ niệm giống phao nổi để cắm xuống đáy biển chào mừng 75 năm ngày chiến thắng Phát xít, sự kiện đã được Nga tổ chức hôm 9/5 vừa qua.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm