NATO hay Mỹ cần tới lá chắn tên lửa ở châu Âu?
Ngay sau khi Nga tuyên bố về khả năng rút khỏi Hiệp ước về Lực lượng tên lửa tầm trung (INF) trong tháng 8/2019, giới chức quân sự khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tuyên bố sẽ chi hàng tỷ USD để nâng cấp lá chắn tên lửa đã triển khai tại các quốc gia Đông Âu.
Bất ngờ những khách hàng từng mua tên lửa của Triều Tiên / Kỳ lạ tên lửa chống hạm có người lái của Nhật Bản
Mục đích của hệ thống phòng thủ tên lửa nâng cấp mới là để đối phó với kho tên lửa đạn đạo và hành trình của Nga. Tuy nhiên, NATO đang vấp phải nhiều vấn đề liên quan tới các thành phần phòng thủ tên lửa đã triển khai tại châu Âu.
Hệ thống trị giá tỷ USD vẫn chưa thể hoạt động
Dù đã đưa vào hoạt động được vài năm, nhưng hệ thống phòng thủ tên lửa trên bộ Aegis Ashore của Mỹ triển khai tại Đông Âu mới chỉ hoạt động được một phần chức năng. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do các vụ thử tên lửa đánh chặn thất bại, cũng như bất đồng với các nhà thầu quân sự Ba Lan.
Theo thông tin từ Cơ quan Kiểm toán quốc gia Mỹ (GAO), trong năm 2018, chỉ có 7 lần thử nghiệm hệ thống Aegis Ashore tại Ba Lan, trong số 11 lần theo kế hoạch được thực hiện. Cùng với đó, việc chất lượng công trình xây dựng căn cứ hệ thống Aegis Ashore do các nhà thầu Ba Lan tiến hành không đạt yêu cầu khiến quá trình nghiệm thu và bàn giao công trình bị hoãn nhiều lần, cũng như đội chi phí xây dựng lên cao.
“Phía Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp, nhưng sự yếu kém của các nhà thầu địa phương của Ba Lan đã khiến việc triển khai hệ thống Aegis Ashore bị đình trệ”, GAO cho biết.
Cùng với đó, phía Mỹ cũng đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình đàm phán với Ba Lan để chuyển giao tần số cho hệ thống Aegis Ashore hoạt động. Các tần số này đang được Ba Lan khai thác thương mại trong nhiều năm qua.
Không chỉ tại Ba Lan, hệ thống Aegis Ashore đã triển khai tại Rumania cũng gặp nhiều trục trặc trong quá trình hoạt động. Vấn đề ở thiết bị làm mát đã khiến hệ thống hoạt động không ổn định.
Theo GAO, một trong những nguyên nhân khiến lá chắn tên lửa của Mỹ và NATO tại Đông Âu kém tin cậy chính là quá trình thử nghiệm đạn tên lửa đánh chặn mới liên tục bị trì hoãn và thất bại. Để tiết kiệm chi phí, GAO đang kiến nghị Lầu Năm góc tạm dừng quá trình triển khai hệ thống Aegis Ashore tại Ba Lan để dành thời gian hoàn thiện đạn tên lửa đánh chặn mới.
Lá chắn tên lửa tại châu Âu- phòng thủ hay tấn công?
Nhiều năm qua, Nga đã nhiều lần cảnh báo việc Mỹ cố gắng triển khai các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu có thể làm suy yếu, thậm chí phá vỡ sự ổn định chiến lược tại lục địa già. Việc triển khai các hệ thống Aegis Ashore tại Romania và Ba Lan chính là 1 trong những nguyên nhân dẫn tới INF, hòn đá tảng của an ninh châu Âu đổ vỡ.
Theo giới chức quân sự Nga, một điểm đáng chú ý là hệ thống Aegis Ashore của Mỹ triển khai tại châu Âu sử dụng các giếng phóng Mk-41 có tính lưỡng dụng. Chúng vừa có thể chứa đạn tên lửa đánh chặn, nhưng cũng có thể mang tên lửa hành trình Tomahawk trang bị đầu đạn hạt nhân với tầm bắn tới 2.000km. Từ các vị trí triển khai tại Romania và Ba Lan, các hệ thống Aegis Ashore hoàn toàn có khả năng thực hiện các đòn tấn công chiến lược nhằm vào phần lãnh thổ phía Tây của nước Nga. Washington đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc từ phía Nga, nhưng đó vẫn là nguy cơ hiện hữu với Moscow.
Giếng phóng Mk-41 là trang bị tiêu chuẩn của các hệ thống Aegis trên hạm và Aegis Ashore trên bộ. |
Trong năm 2016, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, việc Mỹ, NATO triển khai hệ thống Aegis Ashore tại Romania sẽ buộc Quân đội Nga phải đưa địa điểm triển khai lá chắn tên lửa vào tầm bắn và nó sẽ là mục tiêu ưu tiên trong trường hợp xung đột xảy ra.
Mới đây nhất, trong cuộc họp của Ủy ban Nga-NATO hôm 5/7, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg một lần nữa khẳng định, hệ thống phòng thủ tên lửa đang triển khai ở Đông Âu không nhằm vào Nga, mà là các nguy cơ đến từ bên ngoài khu vực. Tuy nhiên, cùng ngày, một số quan chức quân sự Mỹ và NATO tiết lộ với tờ New York Times rằng, Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ đang tiến hành các nghiên cứu sơ bộ để nâng cấp các hệ thống Aegis Ashore với mục tiêu là ngăn chặn các dòng tên lửa hiện đại của Nga trong tương lai.
Các thành phần của lá chắn tên lửa Mỹ và NATO triển khai sẽ không khiến châu Âu được an toàn hơn, mà trái lại sẽ tạo ra bất ổn ở lục địa già. |
Tháng 2/2019, Mỹ tuyên bố tạm đình chỉ tuân thủ INF vốn được Mỹ và Liên Xô ký năm 1987 với mục tiêu triệt thoái và hủy bỏ các dòng tên lửa chiến thuật trên bộ với tầm bắn từ 500-5.500km trên lãnh thổ châu Âu. Hiệp ước này được coi là nền tảng của an ninh châu Âu trong suốt 30 năm qua. Trước động thái trên của Mỹ, mới đây, Moscow tuyên bố sẽ rút khỏi INF trong tháng 8 tới, nếu Washington không thay đổi ý định.
Theo Quân đội Nhân dân
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo