Quốc tế

NATO "lạnh gáy" khi Nga khôi phục hàng trăm tiêm kích siêu thanh MiG-31

DNVN - Trước nguy cơ quay trở lại của cuộc Chiến tranh Lạnh phiên bản hai, các cường quốc quân sự như Mỹ, Nga đang tích cực khôi phục hoạt động cho những vũ khí mang tính biểu tượng cũ.

Hai tàu chiến Mỹ chở tên lửa hành trình tới vùng biển gần Iran / Đẩy trực thăng Mi-24 “về vườn” để rước AH-1Z: Sai lầm chết người!

Mới đây, Không quân Mỹ đã khôi phục hoạt động cho một máy bay ném bom chiến lược B-52H mang tên "Wise Guy" từ căn cứ Davis-Monthan. Động thái này nhằm thay thế cho chiếc đã bị hư hỏng từ năm 2014 để duy trì đủ số lượng cho phép là 76 phi cơ theo đúng Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược New START.

Tuy nhiên, hành động này của Mỹ bị đánh giá là chỉ mang tính thăm dò bởi đang có nhiều dự đoán cho thấy Tổng thống Donald Trump sẽ sớm tuyên bố rút khỏi Hiệp ước New START tương tự như những gì họ từng làm với Hiệp ước INF. Khi đó, phi đội B-52H có thể sẽ lên tới hơn 100 chiếc.

Tiêm kích đánh chặn siêu thanh MiG-31 đang được đại tu, sửa chữa lớn

Tiêm kích đánh chặn siêu thanh MiG-31 đang được đại tu, sửa chữa lớn

Về phía Nga, nước này cũng không chịu ngồi yên khi gần đây đã khôi phục hoạt động sản xuất oanh tạc cơ siêu thanh Tu-160M2 hay nâng cấp Tu-95MS và Tu-22M3.

Chưa dừng lại đó, với nhu cầu có thêm khung thân MiG-31 để mang tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal thì nước Nga cũng bắt đầu tiến hành "gọi tái ngũ" số lượng lớn biểu tượng của Chiến tranh Lạnh này.

MiG-31Foxhound là chiếc tiêm kích nhanh nhất thế giới vào thời điểm hiện tại khi đạt tốc độ giới hạn Mach 2,83 (trên 3.000 km/h). Thậm chí, khi cần thiết thì con số này còn được đẩy đến Mach 3,2. Tuy nhiên, nó sẽ gây hư hỏng nặng cho động cơ cũng như ảnh hưởng tiêu cực tới khung thân.

Ước tính sau khi Liên Xô sụp đổ, trong biên chế Không quân Nga có khoảng 152 - 190 chiếc MiG-31B/BM, họ được bổ sung 18 máy bay MiG-31BM vào năm 2014, con số tổng lên tới 80 chiếc ở thời điểm cuối 2016.

 

Ngoài ra, còn 100 - 120 chiếc khác đang được gấp rút phục hồi và nâng cấp tại Nhà máy công nghệ cao Sokol và Nhà máy sửa chữa máy bay Rzhevsky để bàn giao trong giai đoạn 2018 - 2020.

Đây là số MiG-31 đã bị rút khỏi trang bị và đưa vào diện niêm cất bảo quản khi kinh tế Nga gặp khó khăn thời kỳ hậu Xô Viết, chúng bao gồm các phiên bản MiG-31, MiG-31 01DZ và MiG-31B.

Dự kiến, tất cả sẽ được đưa lên chuẩn MiG-31BM hoặc MiG-31K (để tích hợp tên lửa Kh-47M2 Kinzhal) sau quá trình hiện đại hóa.

Phi đội MiG-31 của Không quân Nga sẽ tiệm cận với quy mô thời kỳ Liên Xô

Phi đội MiG-31 của Không quân Nga sẽ tiệm cận với quy mô thời kỳ Liên Xô

 

Bên cạnh các khung thân chưa hoàn thiện hoặc được lưu trữ dưới thời Liên Xô, một lượng khác cũng như phụ tùng có thể sẽ được lấy về từ các “nghĩa địa máy bay” ngoài trời.

Trên lãnh thổ Liên Xô trước kia và nước Nga ngày nay có khá nhiều bãi tập kết máy bay cũ tương tự như căn cứ Davis-Monthan tại sa mạc bang Arizona của Hoa Kỳ. Đây là nơi lưu trữ các chiến đấu cơ cũ chờ xử lý.

Những máy bay nào đã quá hạn sử dụng hoặc hư hỏng nhiều được xếp vào dạng tháo dỡ bán phế liệu. Trong khi số còn lại may mắn hơn vẫn được nằm chờ ngày tái sinh, khí hậu nước Nga cho phép bảo quản kim loại một cách tuyệt vời mà hiếm nơi nào có được.

Các khung thân MiG-31 cũ khi mới mang về sẽ đòi hỏi phải được xử lý tương đối nhiều, chúng buộc phải tháo dỡ hoàn toàn và gia cố lại. Đây là việc làm tốn kém nhưng chẳng còn cách nào khác vì dây chuyền sản xuất MiG-31 của Nga không còn hoạt động để cung cấp cấu kiện mới.

 

Một chiếc MiG-31 sau khi hoàn thành quá trình hiện đại hóa

Một chiếc MiG-31 sau khi hoàn thành quá trình hiện đại hóa

Dự kiến, sau khi đưa trở lại trạng thái ban đầu với tính trạng như vừa xuất xưởng thì các máy bay MiG-31 này sẽ phục vụ thêm được khoảng 2.000 giờ bay, tương đương 15 - 20 năm phục vụ, hoặc chỉ 10 năm nếu khai thác với cường độ cao.

Ước tính, con số MiG-31BM mà lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga tiếp nhận trong giai đoạn trước mắt có thể lên tới cả trăm chiếc, khiến họ đủ sức tung lực lượng tới nhiều điểm nóng trên thế giới mà vẫn không lo ngại có lỗ hổng ở các đơn vị quê nhà.

 

Không quân Mỹ cũng như NATO chắc chắn sẽ phải đau đầu tìm cách đối phó những chiến đấu cơ cực mạnh này. Giải pháp đưa ra không loại trừ sẽ là khôi phục lại dây chuyền sản xuất F-22 hay đẩy nhanh quá trình sản xuất F-35.

Vũ khí - khí tài
Phong Vũ (Theo Flot From)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm