Nga bán Su-57 đắt hơn F-35
Mỹ cho phép tấn công máy bay, tàu chiến của Nga và Trung Quốc nếu bị đe dọa / 14 tàu ngầm hạt nhân sẽ được đóng cho Hải quân Nga
Nguồn tin cho biết, câu chuyện về việc Algeria sẽ trở thành quốc gia đầu tiên mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 của Nga đã diễn ra từ cuối năm 2019. Bây giờ chủ đề này một lần nữa lại rộ lên do những "rò rỉ" về việc ký kết hợp đồng.
Hiện chưa có xác nhận chính thức nào về điều này, nhưng nguồn tin quân sự Algeria tiết lộ, số lượng máy bay là 14 chiếc, với số tiền của hợp đồng là 2 tỷ USD (hơn 142 triệu USD/chiếc), và khung thời gian giao nhận hàng - đến năm 2030, đã được người ta nhắc tới.
Số tên lửa đối không Su-57 có thể mang theo trong thân. |
Với số tiền này, Nga đã bán Su-57 đắt hơn cả tiêm kích tàng hình F-35. Với phiên bản tiêu chuẩn cho khách hàng nước ngoài, mức giá của F-35 được Mỹ công bố vào khoảng trên 90 triệu USD/chiếc.
Điều đặc biệt là trong những chiếc Su-57 được Algeria quyết định mua có cả phiên bản 2 chỗ ngồi. Như vậy, khách hàng châu Phi này có thể sử dụng tiêm kích tàng hình Nga cho cả mục đích huấn luyện và chiến đấu.
Như vậy, việc Algeria trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của Su-57 là điều khá bất ngờ bởi ngay từ khi dòng tiêm kích này mới thử nghiệm, Ấn Độ đã thảo luận với Nga về thương vụ này.
Chính vì vậy, Military Watch cho rằng, việc Algeria mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 đã gây ra một sự xôn xao đáng kể ở Ấn Độ.
Hướng thảo luận chính tại New Delhi liên quan đến việc giới lãnh đạo quân sự và chính trị Ấn Độ vài năm trước đã quyết định rút khỏi chương trình nghiên cứu chế tạo tiêm kích tàng hình FGFA hợp tác với Liên bang Nga.
Được biết khi đó ở Ấn Độ, họ thông báo rằng các thông số kỹ thuật và đặc điểm của chiếc máy bay được tạo ra không phù hợp với yêu cầu. Giới chức quân sự Ấn Độ chỉ ra rằng Su-57 (khi đó vẫn gọi là PAK FA T-50), không có lớp phủ tàng hình hiệu quả và động cơ không cung cấp đủ lực đẩy.
Bên cạnh đó, những tồn tại, vướng mắc và thiếu sót khác cũng được chỉ ra mà phía Ấn Độ không chịu cùng với Nga ngồi lại để khắc phục cũng như tìm phương hướng giải quyết.
Bây giờ, cộng đồng chuyên gia Ấn Độ lưu ý rằng một tình huống nghịch lý đối với nước này sắp xảy ra: họ không có đơn đặt hàng cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm từ nước ngoài (và chỉ có thể đưa ra hai lựa chọn như vậy cho Ấn Độ: Nga hoặc Mỹ).
Chưa dừng lại đó, New Delhi không có chương trình riêng để tạo ra máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm trong 4 - 5 năm tới. Họ có dự án AMCA, nhưng ngay cả khi nó được thực hiện, Không quân Ấn Độ sẽ chỉ nhận được chiếc máy bay đầu tiên thuộc thế hệ thứ năm vào năm 2032 nếu thực hiện đúng tiến độ.
Những lời bình luận phê phán nhằm vào giới lãnh đạo đất nước đã xuất hiện trên báo chí Ấn Độ thường xuyên hơn. "Nếu Không quân Algeria có tiêm kích tàng hình thế hệ năm Su-57 sớm hơn, đó sẽ là bài học cho các cơ quan chức năng của chúng ta", chuyên gia quân sự Ấn Độ nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo