Quốc tế

Nga chế giễu F-16 Mỹ bắn hạ UAV cự ly siêu gần

Mới đây, Không lực Hoa Kỳ đã khoe khoang "chiến công" về việc phá hủy máy bay không người lái bằng tiêm kích F-16 từ khoảng cách chỉ có 300 mét.

GLONASS Nga phủ sóng toàn cầu bằng vệ tinh thế hệ mới / Thừa nhận pháo binh Mỹ thua xa Nga

Bộ chỉ huy Không quân Hoa Kỳ mới đây đã khiến nhiều người phải cảm thấy bất ngờ khi họ quyết định khoe khoang "chiến công" về việc sử dụng máy bay chiến đấu F-16 để bắn hạ máy bay không người lái kích thước nhỏ từ khoảng cách 300 mét, họ nói rằng mục tiêu như trên gần như không thể phát hiện từ khoảng cách xa hơn.

Tuy nhiên khi biết thông tin này, Nga đã bình luận rằng các hệ thống phòng không Pantsir-S của họ thực hiện nhiệm vụ này tốt hơn nhiều, khi chúng đã bắn thành công máy bay không người lái có sải cánh chỉ 400 mm từ khoảng cách lên tới 5 km, gần gấp 17 lần so với tuyên bố của Thiếu tướng Jeffrey Entine - chỉ huy phi đội thử nghiệm của Không lực Hoa Kỳ.

Tiêm kích F-16 của Không quân Mỹ đã đánh chặn thành công một UAV mini bay ở độ cao rất thấp từ cự ly gần
Tiêm kích F-16 của Không quân Mỹ đã đánh chặn thành công một UAV mini bay ở độ cao rất thấp từ cự ly gần

Theo các chuyên gia, việc máy bay chiến đấu F-16 bắn hạ một chiếc UAV từ khoảng cách như vậy không phải là bất thường, trái lại hành động này còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro với chính chiếc chiến đấu cơ.

"Một vụ nổ tên lửa ở khoảng cáchnhư vậy có thể gây thiệt hại cho chính máy bay chiến đấu. Trong khi các hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S của Nga đã liên tục phá hủy của các UAV cỡ nhỏ dạng quadcopter của đối phương từ khoảng cách 3 - 5 km".

"Hơn nữa, ngoài tên lửa thì pháo tự động còn được sử dụng cho việc này ở khoảng cách gần hơn, do vậy chiến công của Hoa Kỳ mà giới chức quân sự nước này vừa tuyên bố chẳng có gì nổi bật", ghi chú chuyên gia quân sự Nga.

Nga che gieu F-16 My ban ha UAV cu ly sieu gan
Nga cho rằng Pantsir-S1 của mình có thể làm tốt hơn những gì người Mỹ vừa thực hiện

Mặc dù vậy, phải nhìn nhận rằng việc sử dụng máy bay chiến đấu để tiêu diệt UAV cỡ nhỏ bay thấp có tính chất hoàn toàn khác so với huy động tổ hợp tên lửa phòng không để chống lại mục tiêu kiểu này.

Trong trường hợp tuần tra không phận tại khu vực không có hệ thống phòng không, dĩ nhiên phi công lái máy bay chiến đấu sẽ phải cố gắng làm như kíp điều khiển tiêm kích F-16 đã thực hiện chứ không thể gọi chi viện từ xa.

Hơn nữa trong điều kiện địa hình đồi núi hay có nhiều vật cản thì rất khó để cho một tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp như Pantsir-S1 nhận ra mục tiêu từ cự ly xa như Nga từng tuyên bố.

Quan trọng hơn, xác suất để tiêu diệt mục tiêu dạng UAV cỡ nhỏ của Pantsir-S1 là bao nhiêu, khi chuyên gia quân sự Viktor Murakhovsky - Tổng biên tập Tạp chí Kho vũ khí của tổ quốc từng tiết lộ con số này đối với tên lửa 57E6 chỉ đạt 19%.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm