Nga công bố hình ảnh và tốc độ thật của Avangard
Kênh truyền hình sao đỏ của Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố hình ảnh cận của Avangard và tiết lộ tốc độ của dòng vũ khí siêu vượt âm này.
Nga bất ngờ triển khai khí tài bí mật và vô cùng độc đáo tới Syria: Dấu hiệu nguy hiểm / Nga chỉ rõ lý do 'vô dụng' của các hệ thống phòng không hiện đại ở Karabakh
Theo nguồn tin này, siêu tên lửa Avangard đã thử thành công hồi cuối năm 2018 với tốc độ tối đa đạt Mach 27. Với tốc độ này, không một hệ thống phòng thủ nào trên thế giới có thể đánh chặn được nó. Từ đó đến nay, loại vũ khí này tiếp tục thực hiện thành công nhiều cuộc thử khác nhau.
"Tên lửa siêu vượt âm Avangard mang lại sự đảm bảo tin cậy cho an ninh Nga trong nhiều thập kỷ tới", nguồn tin khẳng định. Trong cuộc thử nghiệm trước đó, đầu đạn của Avangard được phóng từ căn cứ tên lửa Dombarovskiy thuộc phía nam dãy núi Ural.
Điện Kremlin cho biết Avangard đã đánh trúng mục tiêu thực tế ở bãi thử Kura trên bán đảo Kamchatka, cách 6.000 km. Cùng với đó, Nga cũng đã tiết lộ thời gian và đơn vị đầu tiên được trang bị loại siêu tên lửa này. Theo TASS, Bộ Quốc phòng Nga vừa ấn định hai trung đoàn đầu tiên sẽ được trang bị hệ thống vũ khí siêu vượt âm Avangard vào năm 2027.
Hai trung đoàn này sẽ trực thuộc Sư đoàn Tên lửa Cờ đỏ đóng quân tại vùng Orenburg, phía nam dãy núi Ural. Điều đặc biệt là quyết định triển khai tên lửa Avangard không chỉ giới hạn ở hai trung đoàn mà tất cả còn phụ thuộc vào những diễn biến thực tế trên thế giới.
Đánh giá về Avangard của Nga, chuyên gia quân sự Leonid Nersisyan của tạp chí National Interest cho rằng, hiện phòng thủ Mỹ chưa có cách nào để đánh chặn được loại vũ khí có tốc độ cao như vậy. Avangard hội tụ rất nhiều ưu điểm khiến đối thủ phải khiếp sợ. Cụ thể, không giống như quỹ đạo cố định của đầu đạn ICBM, đầu đạn của Avangard có thể cơ động để lẩn tránh hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo, khiến không một hệ thống nào có thể nhận diện được.
Ưu điểm đặc biệt đầu tiên là Avangard có thể được trang bị một đầu đạn duy nhất có đương lượng nổ khủng khiếp lên tới tới 2 megaton (tức 2.000 kiloton). Để dễ hình dung, tạm so sánh rằng, một quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima-Nhật Bản năm 1945 có đương lượng nố chỉ 15 kiloton.
Ưu điểm đặc biệt tiếp theo là tên lửa siêu thanh không chỉ có ưu điểm là bay rất nhanh, mà chúng còn bay trên bầu khí quyển phía trên, chứ không phải không gian bên ngoài trái đất như tên lửa đạn đạo liên lục địa, có nghĩa là chúng không thể bị phát hiện bởi các radar cảnh báo sớm được thiết kế để theo dõi các ICBM khi chúng bay vòng cung qua không gian.
Với những ưu điểm nổi trội như trên, các tên lửa siêu thanh của người Nga có cơ hội tốt hơn các ICBM để xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo hiện có của Lầu Năm Góc. Mỹ sẽ không phát hiện được sự tấn công của Nga, cho đến khi tất cả đã bị hủy diệt.
Những gì Nga thực sự đạt được từ các tên lửa siêu thanh, chưa kể đến các vũ khí kỳ lạ như tên lửa hành trình động cơ hạt nhân liệu đã đủ cho Nga xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ. Chuyên gia Leonid Nersisyan nhận định: Đó là quá nhiều.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo