Quốc tế

Nga cung cấp vũ khí mới cho Belarus

Trong khuôn khổ hợp tác kỹ thuật – quân sự với Nga, lực lượng vũ trang Belarus đã nhận được tên lửa dẫn đường 9M120 Ataka và nhiều loại vũ khí tiếp theo.

Mỹ tuyên bố đánh chặn thành công tên lửa siêu thanh của Nga / Hệ thống phòng không S-500 của Nga sẽ đi vào hoạt động ở Crimea

Đại diện Bộ Quốc phòng Belarus lưu ý rằng, đây là một bước trong quá trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang nước này. Lực lượng vũ trang Belarus sẽ nhận được thêm các loại vũ khí từ Nga.

Nga cung cap vu khi moi cho Belarus
Tổ hợp tên lửa dẫn đường 9M120 Ataka của Nga trang bị trên trực thăng.

Ataka là tổ hợp điều khiển chống tăng với hệ thống điều khiển vô tuyến, được phát triển vào năm 1996 trên cơ sở tên lửa 9M114 Kokon của tổ hợp Shturm.

Năm 2010, việc hiện đại hóa Ataka đã được tiến hành và cho ra đời phiên bản Ataka với hệ thống điều khiển chùm tia laser và vô tuyến kết hợp. Tên lửa 9M120-1, 9M120-1F và 9M120-1F-1 được các lực lượng vũ trang Nga tiếp nhận vào ngày 30/6/2014.

Ataka được dùng để tiêu diệt các phương tiện chiến đấu bọc thép, nhân lực, các vị trí hỏa lực tầm xa, thiết bị phòng không và máy bay trực thăng, UAV.

Tên lửa tấn công 9M120 được phát triển bởi OJSC NPK KB Mashinostroeniya và được sản xuất tại Nhà máy OJSC V. A. Degtyarev.

Tên lửa 9M120 Ataka có tầm bắn khoảng 6 km, tốc độ bay của tên lửa đạt 550 m/s, độ xuyên giáp của đầu đạn khoảng 800 đến 950 mm.

 

Cỡ đầu đạn của tên lửa điều khiển 9M120 là 130 mm và trọng lượng phóng của tên lửa là 42,5 kg. Loại vũ khí này có thể được trang bị cho các phiên bản của trực thăng Mi-24, Mi-35, Mi-28, Mi-8AMTSh, Ka-29 và Ka-52.

Ngoài ra, tên lửa 9M120 cũng có thể được trang bị trên xe chiến đấu 9P49. Đây là xe bọc thép bánh xích dựa trên nền tảng xe đầu kéo bọc thép hạng nhẹ MT-LB. Ataka có thể được trang bị cho các phương tiện chiến đấu hỗ trợ xe tăng như xe chiến đấu bộ binh BMP-2, robot chiến đấu đa chức năng Uran-9.

Trong lực lượng vũ trang Belarus, tên lửa 9M120 có thể được trang bị trên xe chiến đấu trinh 2T Stalker, do công ty Minotor-Service của Belarus sản xuất, nằm trong thành phần của mô-đun chiến đấu A3.

2T Stalker được đặt trên khung gầm bánh xích tốc độ cao, có tính cơ động cao. Xe được trang bị vũ khí bao gồm một khẩu pháo 30 mm với một súng máy 7,62 mm đồng trục, hai ống phóng có thể thu vào, mỗi ống có thể được trang bị hai tên lửa chống tăng hoặc phòng không, một súng phóng lựu 30 mm tự động. Hệ thống điều khiển hỏa lực cho phép pháo kích đồng thời hai mục tiêu cùng lúc.

Thiết bị trinh sát 2T là một tổ hợp quang điện tử đa kênh liên tục mới,cho phép tự động lựa chọn và theo dõi các mục tiêu di động, xác định phạm vi mục tiêu bằng laser và quang học, tự động truyền dữ liệu trinh sát về trung tâm điều khiển ở khoảng cách xa.

 

Mô-đun chiến đấu A3 được thiết kế để bảo vệ các cơ sở hành chính, công nghiệp và quân sự khác nhau khỏi tất cả các loại máy bay, trực thăng, UAV hiện đại và vũ khí chính xác cao (tên lửa dẫn đường và bom trên không).

Ngoài việc giải quyết các vấn đề về phòng không, tổ hợp A3 có thể được sử dụng để chống lại nhân lực và xethiết giáp mặt đất của đối phương (xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, thiết giáp chở quân), cũng như giải quyết các nhiệm vụ chống khủng bố.

Về trang bị trên trực thăng, quân đội Belarus không có nhiều loại trực thăng, chỉ có khoảng 20 chiếc Mi-8, 12 chiếc thuộc các phiên bản của Mi-24. Vì vậy, Belarus cũng không cần quá nhiều loại vũ khí này, với lại với khả năng ngân sách của Belarus cũng không cho phép điều này. Tuy nhiên, khả năng chiến đấu của quân đội Belarus sẽ tăng lên đáng kể với sự xuất hiện của tổ hợp Ataka.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm