Quốc tế

Lý do không quân Indonesia mua cả tiêm kích Nga, Pháp lẫn Mỹ

Với việc Indonesia có kế hoạch mua máy bay phản lực Rafale của Pháp và Boeing F-15EX của Mỹ, các chuyên gia đang đưa ra so sánh không quân Indonesia với Không quân Ấn Độ (IAF) bởi độ máy bay “hợp chủng quốc”.

Không quân Mỹ ‘ngầm’ thừa nhận thất bại của siêu tiêm kích F-35 / Trung Quốc khen tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga ăn đứt tiêm kích Mỹ

Tiêm kích Rafale.

Tiêm kích Rafale.

Indonesia duy trì một đội tiêm kích Rafale và cũng đang xem xét nghiêm túc dòng tiêm kích F-15EX do hãng Boeing của Mỹ cung cấp. Một số thông tin nói Indonesia còn đang vận hành 50 máy bay F-16 các phiên bản A/B và C/D, cùng khoảng 10 chiếc Su-27/Su-30 mua từ Nga.

Các công ty hàng không vũ trụ toàn cầu đang cạnh tranh gay gắt để cung cấp máy bay chiến đấu cho Indonesia, trong đó Boeing và Dassault đang nổi lên là hai ứng cử viên hàng đầu. Hai công ty, là những đối thủ, có kế hoạch cung cấp ít nhất một phi đội cho Không quân Indonesia.

Boeing cũng đã ve vãn Không quân Ấn Độ (IAF) bằng tiêm kích F-15EX sau khi gã khổng lồ công nghệ hàng không vũ trụ này được chính phủ Mỹ phê duyệt kế hoạch xuất khẩu dòng tiêm kích này. Điều thú vị là Ấn Độ đã ký một thỏa thuận mua 36 tiêm kích Rafale từ Pháp và 11 chiếc trong số đó đã được nước này tiếp nhận.

Boeing, Rafale và hãng Gripen có trụ sở tại Thụy Điển đang cạnh tranh để làm nhà thầu chính cho kế hoạch mua 114 tiêm kích đa năng của IAF để thay thế đội bay từ thời Liên Xô của họ.

 

Indonesia cũng đã quyết định đưa những chiếc Rafale hiện đại vào lực lượng không quân của mình khi được cho là đã ký hợp đồng mua 36 máy bay này. Nếu mọi việc suôn sẻ, đây sẽ là thỏa thuận quốc phòng lớn nhất trong lịch sử của quốc gia Đông Nam Á này, chỉ tính riêng 36 máy bay Rafale, 8 chiếc F-15 và một số vận tải cơ, UAV… đã có giá khoảng 11 tỷ USD.

Rafale được kỳ vọng sẽ tăng cường sức mạnh hỏa lực cho Không quân Indonesia, lực lượng hiện có một phi đội máy bay chiến đấu Su-30 và ba phi đội F-16. Nước này rõ ràng đã rút khỏi hợp đồng mua Su-35 với Nga trong bối cảnh lo ngại về lệnh trừng phạt của Mỹ.

Mặc dù phi đội máy bay chiến đấu của nước này quá nhỏ so với Ấn Độ, nhưng hai nước đang trang bị cho lực lượng không quân của mình những loại máy bay tương tự. Ngoài ra, Ấn Độ còn sử dụng loại máy bay MiG-21 Bison cũ kỹ, đã quá tuổi thọ dự kiến và sẽ sớm được cho nghỉ hưu. Nước này dự kiến sẽ loại bỏ dần những chiếc MiG-21 cùng với MiG-23 và MiG-27 từ năm 2022.

Do đó, phi đội chiến đấu trong tương lai của Không quân Ấn Độ sẽ được đại diện bởi Rafale, Su-30 MKI, máy bay chiến đấu Tejas bản địa và F-15EX trong trường hợp Ấn Độ ký hợp đồng với Boeing.

Điều đó trông giống như những gì phi đội chiến đấu của Indonesia sẽ làm trong tương lai gần, với tiêm kích Rafale, Su-30 và F15EX.

 

Không quân Indonesia cũng trang bị nhiều loại máy bay chiến đấu tấn công hạng nhẹ và đa chức năng, chủ yếu là F-16 Fighting Falcon, Su-27, EMB-314 của Brazil, Hawk Mk109/Mk209 và T-50i Golden Eagle của Hàn Quốc, mặc dù số lượng khá ít.

Indonesia đang bị bao vây với nhiều thách thức an ninh và một thách thức đặc biệt được đặt ra bởi sự lấn lướt ngày càng tăng của Trung Quốc ở các vùng biển xung quanh nước này. Với việc Mỹ nhận ra tầm quan trọng của việc hợp tác với các đồng minh và đối tác trong khu vực để đối phó sự trỗi dậy của Trung Quốc như một thách thức chiến lược ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, họ sẽ cần phải liên minh với Indonesia.

Theo đánh giá của Tập đoàn RAND có trụ sở tại Mỹ, Mỹ và Indonesia chia sẻ mối quan ngại sâu sắc về tham vọng thống trị khu vực và bất chấp các chuẩn mực quốc tế của Trung Quốc.

Báo cáo nói thêm: “Indonesia coi Trung Quốc là kẻ thù quân sự thực tế duy nhất trong tương lai gần, với tiềm năng cụ thể cho một cuộc đối đầu quân sự trên quần đảo Natuna gần Biển Đông”.

Ấn Độ cũng vậy, đã liên kết quân sự với Mỹ và là một thành viên quan trọng của nhóm Bộ tứ (Mỹ, Úc, Nhật, Ấn Độ) ra đời với mục tiêu chính là đối phó với chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc.

 

Do đó, Ấn Độ và Indonesia rất có thể sẽ chơi trong cùng một đội trong tương lai gần, mặc dù Indonesia vẫn phản đối việc liên kết với bất kỳ khối nào, giữ lập trường trung lập trong các cuộc đối đầu toàn cầu.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm