Nga điều ‘rồng lửa’ Tor-M2U tới Syria, hé lộ sức mạnh thật sự của ‘quái thú’ Pantsir-S1
Những thông tin chiến trường bất ngờ hé lộ, ngoài việc triển khai thêm hệ thống Pantsir-S1, Nga còn triển khai nhiều hệ thống phòng thủ Tor-M2U tới chiến trường Syria. Việc điều động này được giới quan sát cho rằng để bù đắp vào màn thực chiến quá tệ hại của "quái thú" Pantsir-S1.
Iran triển khai hệ thống phòng không tối tân nhất của mình tới Syria? / S-300 Syria và Bavar-373 Iran cùng tấn công máy bay Israel mà không cảnh báo?
Dù Nga không tiết lộ nguyên nhân nào khiến Tor-M2U được tăng cường đến Syria nhưng với tính năng của vũ khí này gần tương đồng với Pantsir-S1 trang Southfront cho rằng, điều này có liên quân đến tỷ lệ đánh chặn thành công của Pantsir-S1 tại Syria.
Có thể khả năng tác chiến tệ hại của hệ thống phòng thủ được mệnh danh "quái thú" Pantsir-S1 khiến Nga không an tâm.
Dù trước đó truyền thông Nga và Syria từng lớn tiếng PR cho hệ thống này với khả năng đánh chặn thành công khoảng trên 80%, tuy nhiên thực tế tỷ lệ thành công lại chỉ có vỏn vẹn 19%.
Điều này khiến Nga cấp tốc điều hệ thống phòng thủ Tor-M2U tới để thế chỗ cho vai trò cận vệ của hệ thống S-400.
Vì vậy dù Nga đã điều động thêm số lượng lớn hệ thống đánh chặn Pantsir-S1 (đã tinh chỉnh sau màn thực chiến tệ hại) sang Syria nhưng Nga vẫn phải điều động thêm Tor-M2U để phòng hờ.
Chiến trường Syria vẫn rất phức tạp, vì vậy việc tăng cường các hệ thống phòng thủ tới đây để bảo vệ cho căn cứ quân sự Nga là việc rất cần thiết.
Ở mức độ tầm trung và cao đã có S-300, S-350 và S-400 bảo vệ, còn tầm thấp thì cái tên không thể bỏ qua đó chính là Tor-M2U.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Tor-M2U sẽ tiếp tục sát cánh cùng với Pantsir-S1 trong việc bảo vệ căn cứ Hmeimim.
Tor-M2U là một hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp di động rất tiên tiến của Nga, nó cùng với Pantsir-S1 và Tunguska-M1 tạo ra tấm lá chắn bất khả xâm phạm cho đội hình tiến quân của các đơn vị cơ giới hay các căn cứ quân sự quan trọng.
Đạn tên lửa có khả năng phá hủy hầu như mọi mục tiêu bao gồm tên lửa hành trình, tên lửa có điều khiển, các loại máy bay, bom thông minh, vũ khí chính xác cao ở độ cao thấp - trung.
Hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2U bao gồm nhiều thành phần: X chiến đấu 9A331; xe tiếp đạn 9T244; xe cẩu 9T245; xe bảo trì 9V887; xe tải 9F399 và một số thành phần khác.
Các chuyên gia Almaz-Antey nhận định, khả năng phóng tên lửa của Tor-M2U là bước tiến mang tính bước ngoặt trong chiến thuật phòng không tầm thấp. Nhờ khả năng mới, Tor-M2U có khả năng tạo ô phòng không lục quân, bảo vệ các phương tiện di chuyển trên mặt đất trước các đòn tấn công của đối phương.
Khả năng tác chiến cực mạnh kết hợp với tính năng “vừa đi vừa bắn” khiến tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2U trở thành sát thủ tầm thấp và tầm trung đối với bất cứ loại mục tiêu bay nào.
Phiên bản mới nhất hiện nay là Tor-M2U có thể tiêu diệt cùng lúc 16 mục tiêu ở vận tốc 700 m/s, trong khoảng cách 12km và tầm cao 10km.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Theo Southfront, trong những chuyến tàu Nga chở theo số lượng lớn vũ khí đến Syria, có cả hệ thống phòng không Tor-M2U. Điều đáng nói là Nga cũng thừa nhận họ triển khai thêm khoảng 30 tổ hợp Pantsir-S1 tới tăng cường cho chiến trường này.