Nga dùng máy bay săn ngầm Tu-142 'khóa chặt' Tuyến đường biển phương Bắc
Tập đoàn Rostec Nga đẩy mạnh sản xuất động cơ nội địa cỡ lớn / Pháo tự hành Caesar nhận được hợp đồng lớn nhất trong lịch sử
Máy bay săn ngầm Tu-142 thuộc lực lượng không quân của Hạm đội phương Bắc dự kiến sẽ đóng một vai trò quan trọng đó là bảo vệ lợi ích khu vực Bắc Cực, nhiệm vụ trọng tâm của nó chính là tìm kiếm tàu ngầm đối phương.
Tu-142 nổi tiếng với tầm bay rộng, được thiết kế để tuần tra hiệu quả Tuyến đường biển phương Bắc đồng thời giảm nhu cầu phải dừng thường xuyên. Những chiếc máy bay ấn tượng này có tầm hoạt động phi thường lên tới hơn 5.000 km.
Phạm vi hoạt động rộng lớn như vậy cho phép Tu-142 thực hiện các chuyến bay kéo dài, cung cấp khả năng giám sát nhất quán trên khu vực mà tàu ngầm đối phương có thể thường xuyên lui tới.
Chuyên gia hàng không nổi tiếng của Nga đồng thời là phi công thử nghiệm danh dự - ông Igor Malikov đã nhấn mạnh vai trò thiết yếu của hoạt động giám sát trên không trong việc bảo vệ các vùng lãnh thổ ven biển.
Ông Malikov đặc biệt ca ngợi tính đa năng của Tu-142, nhấn mạnh khả năng phát hiện nhiều loại vật thể, trong đó có tàu ngầm. Vị chuyên gia còn nhấn mạnh sự cần thiết phải cải thiện các căn cứ và cơ sở hạ tầng trong khu vực để chống lại các mối đe dọa tiềm tàng.
Ngoài trách nhiệm giám sát, máy bay Tu-142 còn đóng vai trò chủ chốt trong việc hỗ trợ trong các trường hợp khẩn cấp dọc theo Tuyến đường biển phương Bắc.
Trước tình hình hoạt động đang gia tăng dọc tuyến đường, ông Malikov nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường nỗ lực tìm kiếm cứu nạn nhằm giảm thiểu những rủi ro không lường trước được và bảo vệ giao thông hàng hải ở vùng biển Bắc Cực.
Thảo luận về hoạt động hậu cần, ông Malikov lưu ý đến vị trí chiến lược của các căn cứ trên Bán đảo Kola và Vologda, khi cho phép máy bay Tu-142 bao quát hiệu quả các khu vực rộng lớn ở Bắc Cực và duy trì hoạt động giám sát thận trọng trên Tuyến đường biển phương Bắc.
Ông Malikov còn đề cập đến những nỗ lực của "các quốc gia không thân thiện" nhằm giành được quyền tiếp cận tuyến đường này. Nhà phân tích khẳng định mối quan hệ lịch sử của Nga với khu vực và quyết tâm thiết lập quyền kiểm soát toàn bộ khu vực.
Bằng chứng rõ ràng về những nỗ lực ngày càng tăng của Nga nhằm bảo vệ yêu sách lãnh thổ của mình ở khu vực Bắc Cực quan trọng được đánh dấu bằng việc triển khai máy bay Tu-142.
Tuyến đường biển phương Bắc (NSR) được xem như huyết mạch giao thông kết nối châu Âu và châu Á, chạy qua khu vực Bắc Cực. Giá trị chiến lược của nó là rất rõ ràng đối với Nga.
Hơn nữa, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm tan băng ở Bắc Cực, NSR dần trở thành tuyến đường khả thi cho vận tải thương mại, mang lại kết nối nhanh hơn giữa châu Á và châu Âu so với các tuyến đường truyền thống.
Tầm quan trọng chiến lược của Tuyến đường biển phương Bắc càng tăng lên trong bối cảnh cuộc tranh giành quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên dồi dào ở Bắc Cực phát triển mạnh mẽ.
Tuy vậy tuyên bố chủ quyền của Nga đối với Tuyến đường biển phương Bắc bị coi là vượt quá giới hạn và không phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.
Các quốc gia phương Tây, dẫn đầu là Mỹ và một số nước châu Âu nhất quyết yêu cầu quyền tự do hàng hải, cho phép việc đi lại không bị cản trở trong vùng biển quốc tế.
Ngược lại, Nga yêu cầu các tàu nước ngoài phải xin giấy phép và tuân theo các hướng dẫn cụ thể để di chuyển qua NSR, khẳng định mạnh mẽ quyền lực của mình và lấy lý do là lo ngại về an ninh ở khu vực Bắc Cực.
End of content
Không có tin nào tiếp theo