Nga gặp khó trong việc sản xuất hàng loạt oanh tạc cơ Tu-160M
Có gì bên trong 'ngựa thồ hạng nặng' C17 - máy bay vận tải quân sự trị giá 340 triệu USD của không quân Mỹ / Nhu cầu dầu mỏ vẫn ở mức cao trong năm 2022
Nga đã phải đối mặt với vô số khó khăn trong việc tái sản xuất hàng loạt oanh tạc cơ Tu-160, nhà phân tích quân sự phương Tây Thomas Newdyck đăng tải trên tạp chí The Drive.
Liên bang Nga sản xuất máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-160M đầu tiên tại nhà máy hàng không Kazan, cách đây một thời gian chiếc oanh tạc cơ này đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm thành công.
Tuy vậy theo nhận xét của nhà báo Thomas Newdick trong bài viết đăng tải trên tờ The Drive, việc tiếp tục sản xuất một phương tiện chiến đấu mạnh mẽ như vậy hóa ra lại là nhiệm vụ rất khó khăn đối với nước Nga.
Tác giả của bài báo cho biết: “Vào năm 2015, Moskva quyết định tái khởi động sản xuất máy bay ném bom chiến lược Tu-160M dưới dạng hiện đại hóa, chủ yếu như một biện pháp tạm thời do chương trình chế tạo oanh tạc cơ PAK DA thế hệ mới bị trì hoãn”.
Lịch sử tái sản xuất Tu-160M thực chất đã bắt đầu từ hơn 10 năm trước, khi Nga bắt đầu thực hiện dự án bí mật PAK DA, nhằm tạo ra một máy bay ném bom tàng hình tương lai thật đặc biệt.
Tuy nhiên do độ phức tạp lớn của chương trình, công việc nghiên cứu đã bị chậm lại một chút, và trong bối cảnh đó, Bộ Quốc phòng Nga quyết định tiếp tục sản xuất hàng loạt oanh tạc cơ Tu-160M.
Vì việc sản xuất chiếc Tu-160 đã ngừng từ lâu, nên để cố gắng khởi động lại dây chuyền lắp ráp tại nhà máy sản xuất máy bay ở Kazan mang đầy tính thách thức khi cần phải khôi phục lại tài liệu kỹ thuật cũ, cũng như giải quyết vấn đề với động cơ.
Nhà báo người Mỹ nhấn mạnh: “Trở ngại chính đối với việc tiếp tục sản xuất Tu-160 là nhu cầu về động cơ mới, vì việc sản xuất NK-32 - động cơ máy bay chiến đấu mạnh nhất trên thế giới, đã bị dừng lại từ lâu", ông Newdyk nói.
Thay vì NK-32 cơ bản, động cơ NK-32-02 nâng cấp đã được phát triển, cải thiện đặc tính khí động học bên trong và làm mát hiệu quả hơn. Những cải tiến này giúp giảm mức tiêu thụ nhiên liệu, đồng thời tăng 13% phạm vi bay của Tu-160M.
Ngoài những thách thức này, việc tiếp tục sản xuất đòi hỏi các kỹ sư sẽ phải số hóa tài liệu thiết kế máy bay và sử dụng công nghệ hàn chân không tiên tiến cho một số thành phần bằng hợp kim titan nhất định.
Ngoài ra cũng cần thiết để thiết lập sự hợp tác giữa các doanh nghiệp công nghiệp khác nhau, cả trong và ngoài tổ hợp công nghiệp quốc phòng để hướng tới mục tiêu tạo ra các bộ phận máy bay cần thiết.
“Mặc dù ngày chuyển giao chiếc Tu-160M đầu tiên vẫn chưa được biết, nhưng chắc chắn Lực lượng hàng không vũ trụ Nga đang rất mong đợi việc được tiếp nhận chiếc máy bay ném bom này”, chuyên gia phân tích của tờ The Drive cho biết.
Ngoài Tu-160M, một chiếc chiến đấu cơ đầy hứa hẹn khác của Nga là tiêm kích tàng hình thế hệ năm Su-57 Felon cũng đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn, khi dây chuyền lắp ráp vận hành một cách rất "ì ạch".
Đã hết năm 2021 nhưng Không quân Nga vẫn chưa nhận được thêm chiếc Su-57 nào, cho thấy việc sản xuất hàng loạt còn đối diện vô vàn khó khăn và còn rất lâu Felon mới đủ sức cạnh tranh với F-35 trên thị trường quốc tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo