Nga giới thiệu công nghệ lớp sơn phủ tàng hình mới
Đầu não Không quân Nga ở Syria bị uy hiếp, Moscow gửi thông điệp sắc lạnh cảnh báo Mỹ / Lỗ hổng nghiêm trọng khiến oanh tạc cơ Poslanhik của Nga dễ bị bắn hạ
Lớp sơn phủ mới sử dụng nguyên lý hấp thụ sóng vô tuyến và hạn chế tối đa sóng phản hồi để giúp mục tiêu được bảo vệ khó bị phát hiện bởi các thiết bị trinh sát radar-vô tuyến của đối phương. Theo đó, Cục thiết kế Vật liệu vô tuyến đặc biệt thuộc Rostec đang sản xuất thế hệ sơn phủ mới dựa trên cấu trúc nano nguyên tử sắt được sắp xếp đặc biệt có khả năng hấp thụ sóng radar chiếu tới thành nhiệt năng. Nguyên mẫu của loại sơn mới đã được thử nghiệm và đạt kết quả tốt, đặc biệt là trong môi trường băng tuyết. Nhiệt độ lạnh khiến lớp sơn phủ tối ưu hóa được khả năng chuyển đổi tín hiệu sóng thành nhiệt.
Là cường quốc quân sự, Nga cũng theo đuổi nhiều chương trình vũ khí ứng dụng công nghệ tàng hình. |
Trong các bài thử nghiệm, với lớp sơn phủ đặc biệt mới, tín hiệu phản xạ của các phương tiện chiến đấu và phạm vi bị phát hiện giảm 3-4 lần so với loại không được sơn phủ. Hệ số hấp thụ của lớp sơn mới đạt tới 99,5%, tương đương việc gần như toàn bộ sóng radar chiếu vào mục tiêu được bảo vệ đều bị hấp thụ và chuyển đổi.
Công nghệ tàng hình hiện được nhiều quốc gia ứng dụng trong lĩnh vực quân sự. Nó được coi là tiêu chuẩn của các dòng vũ khí, trang bị quân sự thế hệ mới. Để đạt được hiệu năng tàng hình có nhiều cách thức khác nhau, nhưng chủ yếu dựa trên 3 yếu tố chính: Sơn phủ đặc biệt có khả năng hấp thụ sóng vô tuyến; vật liệu chế tạo phi kim loại để hạn chế từ tính và phản xạ sóng; ứng dụng hình dáng đặc biệt trong chế tạo để hạn chế sóng vô tuyến phản hồi… Đi đầu trong việc ứng dụng các công nghệ tàng hình chính là Mỹ với các sản phẩm vũ khí đã đưa vào trực chiến như: F-117 Night Hawk, F-22 Raptor, F-35 Lightning II, tên lửa hành trình JASSM…
Công nghệ lớp sơn phủ tàng hình mới có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực quân sự. |
Trong lĩnh vực công nghệ tàng hình, Nga cũng đạt được nhiều kết quả đáng kể. Trung tuần tháng 4-2020, các chiến hạm Mỹ đã không thể theo dấu tàu ngầm hạt nhân tấn công K-560 Severodvinsk thuộc Đồ án 885 Yasen. Nhiều chuyên gia quân sự nhận định, tàu ngầm của Nga có ứng dụng công nghệ tàng hình, trong đó có việc hạn chế kết cấu thép trong khung thân để giảm phản xạ sóng vô tuyến. Trong quá khứ, Liên Xô từng phát triển công nghệ vải hấp thụ nhiệt đặc biệt Nakhima có khả năng che giấu mục tiêu trước các thiết bị quan sát quang-ảnh nhiệt của đối phương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Gà rán - 'dấu ấn' ẩm thực Hàn Quốc trên toàn cầu
Hé lộ 'ông trùm' công nghệ lớn đang đàm phán để mua lại Tiktok
Đi chợ hoa Rawa Belong 24h ở Jakarta
Hé lộ kế hoạch cụ thể của Tổng thống Trump về việc chấm dứt hoàn toàn xung đột giữa Ukraine - Nga
Chứng khoán Mỹ bốc hơi hơn 1.000 tỷ USD trong cơn ác mộng công nghệ
Vì sao mô hình AI 'siêu việt' từ Trung Quốc khiến nhà đầu tư Mỹ bất an, cổ phiếu lao dốc?