Quốc tế

Nga hé lộ ý đồ sử dụng máy bay ném bom tàng hình mới

Hãng truyền thông nhà nước TASS của Nga đưa tin rằng máy bay ném bom tàng hình tầm xa liên lục địa PAK DA sắp ra mắt của nước này sẽ tập trung chủ yếu vào tác chiến điện tử, cung cấp khả năng phòng thủ chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa đất đối không và không đối đất của đối phương.

Máy bay chiến đấu MiG-31 trang bị thêm tên lửa P-74M / Điểm danh chiếc máy bay tai tiếng nhất trong lịch sử

PAK DA.

Máy bay ném bom PAK DA.

Báo cáo trích dẫn một nguồn tin giấu tên trong tổ hợp công nghiệp-quân sự của Nga cho biết: "Một hệ thống phòng thủ đường không hoàn toàn mới đang được phát triển cho PAK DA, bảo vệ nó khỏi tất cả các loại vũ khí - radar và quang học”.

Trong khi các đối thủ NATO của Nga trang bị các hệ thống vũ khí phòng không trên mặt đất tương đối hạn chế, ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ đã mua hệ thống phòng không tầm xa S-400 từ chính Nga, Mỹ hiện đang phát triển nhiều loại tên lửa không đối không tầm xa cho máy bay chiến đấu - một trong số đó được tối ưu hóa đặc biệt để vô hiệu hóa các máy bay lớn như máy bay ném bom và sẽ được triển khai trên tiêm kích hạng nặng F-15EX mới.

Các máy bay ném bom PAK DA mới dự kiến ​​sẽ thay thế các máy bay ném bom Tu-95 trong biên chế của không quân Nga, và cũng có thể thay thế một phần các phi đội Tu-22M và Tu-160.

Máy bay ném bom Tu-95 với 8 tên lửa Kh-101/2.

Máy bay ném bom Tu-95 với 8 tên lửa Kh-101/2.

 

Nguồn tin nói: "Điều này sẽ cho phép máy bay không đi vào vùng nhận dạng phòng không của đối phương, tấn công các mục tiêu được chỉ định trước từ ngoài biển hoặc từ lãnh thổ của một quốc gia khác". Máy bay sẽ mang vũ khí bên trong thân để duy trì tiết diện radar nhỏ, giống như máy bay không người lái tàng hình Okhotnik của Nga và máy bay ném bom B-21 của Mỹ và H-20 sắp tới của Trung Quốc. Nguồn tin tiết lộ thêm rằng nguyên mẫu đầu tiên của máy bay ném bom mới hiện đang được chế tạo. Máy bay ném bom dự kiến ​​đưa vào hoạt động vào năm 2027. Theo nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng của TASS, máy bay ném bom mới sẽ được chế tạo dành riêng cho các cuộc tấn công đối đầu và tất cả đều không trang bị bom trọng lực.

Mỹ hiện đang sản xuất những nguyên mẫu đầu tiên là đối thủ của PAK DA, oanh tạc cơ tàng hình B-21. Trong khi đó chương trình máy bay ném bom thế hệ tiếp theo của Trung Quốc dường như đi trước cả hai và được cho là đã bắt đầu sản xuất hàng loạt. Máy bay ném bom mới của Nga dự kiến ​​sẽ sử dụng thiết kế kiểu cánh bay (như B-2 Spirit của Mỹ, theo dạng thân-cách hỗn hợp) và được trang bị các biến thể tên lửa phóng từ trên không hiện có như tên lửa siêu thanh Kh-47M2 và tên lửa né tránh radar Kh-101/2.

Vẫn chưa chắc chắn liệu khung thân máy bay PAK DA có phù hợp cho các nhiệm vụ chiến thuật để thay thế máy bay ném bom Tu-22M hiện đang được sử dụng hay không và liệu khung thân máy bay này có được sử dụng để phát triển các máy bay quân sự khác như cảnh báo sớm hay máy bay tuần thám hay không.

Mặc dù Tu-95 trong những năm 1980 đã triển khai tên lửa hành trình Kh-55, những tên lửa này sau đó đã được thay thế bằng các loại Kh-101/102 tích hợp một loạt công nghệ mới bao gồm cấu hình tàng hình - với tiết diện radar 0,01 m2, và tầm bắn lớn hơn nhiều. Kh-101 mang đầu đạn thông thường có thể là chất nổ mạnh, xuyên phá hoặc bom chùm, trong khi Kh-102 tích hợp đầu đạn hạt nhân chiến thuật 250kT.

 

Kh-101 đã được thử nghiệm chiến đấu chống lại các mục tiêu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria và cho thấy mức độ chính xác rất cao. Các tên lửa này có tầm bắn ước tính từ 3.500 km đến 5.500 km, và với việc mỗi máy bay ném bom Tu-95 triển khai 8 quả, chúng sẽ cho phép Không quân Nga triển khai số lượng tên lửa khổng lồ chống lại các mục tiêu trên khắp châu Âu, châu Á, Bắc Cực và Bắc Mỹ.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm