Quốc tế

Nga "hồi sinh" bom lượn Liên Xô thành vũ khí đáng gờm trong xung đột với Ukraine

Những quả bom lượn giá rẻ từ thời Liên Xô đã được Nga cải tiến thành "vũ khí thần kỳ" trên chiến trường Ukraine, khiến lực lượng Kiev khó chống đỡ.

Mỹ đang bí mật nâng cấp vũ khí hạt nhân ở châu Âu? / Mỹ đình chỉ giao hệ thống Patriot cho khách hàng nước ngoài

Bom lượn Liên Xô giá rẻ phát huy hiệu quả lớn

Tại ngôi làng nhỏ Lyptsi khuất sau chiến tuyến Kharkov (Ukraine), một tòa nhà cao tầng đứng lẻ loi ngay sát tuyến đường chính. Những ngôi nhà xung quanh đã bị san phẳng bởi những trận pháo kích liên hồi của quân đội Nga, và con đường đất đầy rẫy những mảnh đạn.

Tất cả những gì có thể nghe thấy là âm thanh của một quả bom được thả xuống; vài giây sau đó, một vụ nổ lớn xảy ra. Quả bom lao xuống đất cách tòa nhà 10 mét, tạo ra một miệng hố khổng lồ trước khi hỏa lực thổi bay ba tầng cao nhất của tòa nhà. Khi khói tan dần, toàn bộ nửa trên của tòa nhà này đã bị xé toạc.

Tiêm kích-bom Su-34 mang bom lượn FAB-500 trong một đợt không kích. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)

Tiêm kích-bom Su-34 mang bom lượn FAB-500 trong một đợt không kích. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)

Đoạn phim được đăng tải bởi bởi một blog quân sự Nga có tên Fighter Bomber cho thấy một phiên bản mới của bom lượn, nặng hơn và có sức công phá gấp đôi phiên bản tiền nhiệm, với phạm vi công phá rộng lớn.

Các blogger quân sự Nga thông tin rằng đây là cuộc thử nghiệm đầu tiên đối với bom lượn nặng 3.000kg, hay còn gọi là Fab-3000, một loại bom được được cải tiến từ hai phiên bản Fab-500 và Fab-1500 từ thời Liên Xô, có thể chứa tới gần một tấn rưỡi thuốc nổ. Phiên bản bom lượn mới nhất Fab-3000 xuất hiện vào đầu năm nay đã được trang bị thêm cánh cố định và hệ thống định vị GPS giúp mở rộng tầm ngắm vượt ra khỏi tầm bắn của hệ thống phòng không Ukraine, giúp nhắm trúng mục tiêu từ khoảng cách xa hơn.

Những quả bom loại này thường được phóng từ máy bay - chẳng hạn như máy bay ném bom Su-34 hoặc máy bay ném bom Tu-22M3 - có thể mang lại tầm bắn lên tới 80 km. Ông Federico Borsari, chuyên gia quân sự thuộc tổ chức Phòng thủ xuyên Đại Tây Dương cho biết các loại bom lượn này đã được sử dụng để tấn công các mục tiêu cố định như các tòa nhà, chưa kể “gây ra sức công phá lớn đối với nhưng khu vực xung quanh do những mảnh vỡ kim loại phát tán sau vụ nổ".

Những quả bom lượn được cho là được sử dụng lần đầu tiên tại chiến dịch quân sự ở Bakhmut, sau đó là ở Avdiivka, Vovchansk và thành phố Kharkov. Hiệu quả đáng kể của chúng khiến các nhà quân sự quân sự mệnh danh những quả bom này là "vũ khí kỳ diệu" nhờ nguồn cung dồi dào và có số lượng đáng kể trong kho dự trữ vũ khí từ thời Liên Xô.

 

Bom lượn FAB của Nga có giá khá rẻ, mỗi quả chỉ vài chục nghìn USD; nhưng lại phát huy hiệu quả cao trên chiến trường, Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) đánh giá: “Việc các lực lượng Nga đã tìm ra cách phóng FAB-3000 là một bước tiến lớn. Điều này sẽ làm tăng cường khả năng tấn công của Nga trên chiến trường và cho phép quân đội nước tiết kiệm một lượng lớn các loại vũ khí khác”.

Lối thoát cho Ukraine

Kharkov là một trong những hướng tiến công trọng tâm trong chiến dịch quân sự mùa hè của lực lượng Nga. Ukraine hiện đang nỗ lực cản bước quân đội Moscow tại ngoại ô Lyptsi, cách Kharkov khoảng 32km. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, sự xuất hiện của bom lượn trên chiến trường sẽ ngăn Ukraine đạt được mục đích, bởi bom lượn nổi tiếng là khó bắn hạ, đặc biệt là phiên bản Fab-3000.

Cách hiệu quả nhất để ngăn chặn bom lượn là tiêu diệt các máy bay chiến đấu có khả năng triển khai chúng trên chiến trường, bao gồm các máy bay xuất hiện tại không phận Nga hay các máy bay đóng quân tại căn cứ quân sự của Nga.

Máy bay chiến đấu Su-34 có khả năng mang bom lượn. Ảnh: Getty

Máy bay chiến đấu Su-34 có khả năng mang bom lượn. Ảnh: Getty

 

Khả năng của Ukraine trong việc chống lại mối đe dọa từ bom lượn đã bị cản trở nghiêm trọng do thiếu máy bay chiến đấu, tên lửa tầm xa và chính sách hạn chế của phương Tây ngăn cản lực lượng Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công bên trong lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, hôm 30/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đảo ngược quy định này, mở rộng phạm vi tấn công của các cuộc tấn công vượt khỏi biên giới Ukraine, nhằm “mục đích phản công” ở khu vực Kharkov.

Đến hôm 21/6, Nhà Trắng lại tiếp tục đồng ý cho Ukraine được phép sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ cung cấp nhằm tấn công các mục tiêu bên trong Nga, không chỉ giới hạn tại khu tiền tuyến gần Kharkov, trong trường hợp Kiev hành động để tự vệ. Điều này đã mở ra một lối thoát cho Ukraine, chống lại các đợt tấn công bằng bom lượn.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói: "Nếu Nga tấn công hoặc chuẩn bị tấn công Ukraine từ lãnh thổ của họ, cho phép Kiev tập kích nhằm vào lực lượng của Moscow ở bên kia biên giới là hợp lý". Ông thậm chí còn đề cập khả năng Kiev dùng hệ thống phòng không nhắm bắn phi cơ Nga nếu nó chuẩn bị khai hỏa sang Ukraine.

Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo Ukraine và giới phân tích cũng cho rằng các hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất rất quan trọng trong cuộc chiến chống lại mối đe dọa từ bom lượn.

 

Ông Mykhailo Podolyak, trợ lý của Tổng thống Volodymyr Zelensky, cho biết vào tháng trước: “Trước bom lượn, ngay cả hệ thống phòng không hiện tại cũng không hữu dụng. Chỉ có F-16 mới có thể ngăn chặn loại vũ khí này". Lô F-16 đầu tiên, trong số khoảng 80 chiếc nằm trong gói viện trợ của một số nước châu Âu, dự kiến ​​sẽ đến Ukraine vào mùa hè này, cho phép Kiev đối đầu với các máy bay chiến đấu của Nga khi ở trên không.

Washington cũng khẳng định chính quyền nước này đang gấp rút chuyển giao tên lửa đánh chặn phòng không cho Ukraine bằng cách tạm dừng giao hàng cho các quốc gia đồng minh. Dù không tiết lộ sẽ gửi bao nhiêu tên lửa đánh chặn, nhưng một quan chức cấp cao của Nhà Trắng cho biết Ukraine sẽ được ưu tiên trong 16 tháng tới và tên lửa sẽ được chuyển đến Kiev khi ra khỏi dây chuyền lắp ráp. Ukraine sẽ nhận được các tên lửa đánh chặn cho cả các tổ hợp phòng không Patriot và NASAMS.

Tuy nhiên, ông George Barros, trưởng nhóm nghiên cứu Nga thuộc nhóm tình báo không gian địa lý tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho biết chính sách trước đây của Mỹ tạo nên nhược điểm cho Ukraine nhờ việc "vẽ đường cho Nga" thực hiện các cuộc tấn công bằng các loại vũ khí tầm xa khác mà không cần thiết lập cứ điểm ở Ukraine.

“Không có hệ thống phòng không nào có thể bảo vệ thành phố Kharkov khỏi mối đe dọa bom lượn từ Nga chừng nào Moscow có thể tiếp tục sử dụng không phận Nga làm nơi trú ẩn và không gian an toàn”, ông Barros nói.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm